Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

Kinh nghiệm dạy gia sư buổi đầu



1. Kinh nghiệm gia sư buổi đầu tiên

Buổi đầu tiên gia sư nên trao đổi với phụ huynh và học sinh về khả năng học tập của học sinh để biết mình nên bắt đầu như thế nào Trong buổi đầu tiên bạn đi dạy tại gia đình và tiếp xúc trực tiếp với học sinh, bạn nên chuẩn bị trước một bài test kiến thức tổng hợp về môn mà bạn nhận dạy. Qua bài test này, bạn sẽ có được những đánh giá chung nhất về trình độ học sinh để từ đó có phương pháp dạy cũng như soạn giáo án cho phù hợp.

Buổi gia sư đầu tiên bạn nên làm quen,dạy những bài căn bản nhẹ nhàng dễ hiểu để học sinh này ko cảm thấy mình bị áp lực(bị ép phải học)mà thoải mái chứ ngay từ đầu mà bạn vào thẳng vấn đề khó thì học trò của bạn cảm thấy áp lực,ko theo kịp đâm ra chán nản,sợ việc học thêm đặc biệt là những buổi học sau này bạn nên từ từ tăng dần mức độ dạy của mình tùy vào khả năng bắt nhịp nữa và có những lời khen ngợi động viên tích cực trong vấn đề học,tránh làm học trò tự ái vì tưổi teen mà! Giữa buổi học nên nghỉ 10-15 phút kể chuyện,pha trò để có không khí học tiếp.cuối buổi Bạn nên báo trước buổi sau sẽ phần nào học bài nào để học sinh chuẩn bị.


Về tác phong sư phạm: Bạn phải ăn mặc gọn gàng, đứng đắn để tạo vẻ bề ngoài dễ gần và tạo cho mình sự tự tin. Học trò luôn thích những gia sư dễ coi ngồi cạnh kèm cặp, chứ có gương mặt bùi bụi, luôn cau có, khó đăm đăm sẽ làm cho học trò thấy khó chịu. Tác phong sư phạm ở đây bao gồm cả lời nói, cách đi đứng, thái độ, cử chỉ…

2. Cách ứng xử với học trò nghịch, chưa hợp tác hoặc ỉ lại

Với học trò nghịch:

cách1: là bạn tỏ ra thật nghiêm khắc như 1 cô giáo thực thụ tỏ cái uy trong lời nói lạnh lùng nghiêm chỉnh chơi ra chơi nghịch ra nghịch mà học là học 1 cách rõ ràng mục đích cách này là làm cho sợ để học đôi khi cách này lại có tác dụng rất hiệu quả nếu học trò này vẫn ngang bướng thì sau buổi học gặp gỡ riêng với phụ huynh để trao đổi và có hướng giải guyết.

cách 2: là bạn xem học trò như 1 người bạn giúp nhau học vậy,luôn có những cách giảng bài hài hước hóm hỉnh tạo ko khí vui trong việc học nhưng đừng thái quá dễ bị lợi dụng ko mang lại kết quả “thái quá bất cập”còn nếu trò này vẫn khó dạy thì bạn cũng nên nói với phụ huynh để có biện pháp kết hợp giữa cả hai phương pháp. bạn nên tìm hiểu tâm lí học sinh để áp dụng phương pháp phù hợp

Với học trò không chịu làm bài:

Tạo tính tự lập cho học sinh, đây là vấn đề mà rất nhiều gia sư không để ý đến. Ngày nay không thiếu các gia sư có kiểu làm hộ HS của mình để lấy điểm cao mà (cố tình) không nghĩ rằng như thế là đang làm hại các em. Hiện nay các gia đình thuê gia sư về nhà dạy cho con mình đều là những nhà khá giả. Các em thường không phải làm bất cứ việc gì vì đã có người ở làm giúp. Chính vì thế nên dần dần các em quen ỷ lại vào người khác. Bài tập thì hoặc chép từ sách giải, hoặc là nhờ gia sư làm hộ. Các em không chịu động não suy nghĩ trước bất cứ một vấn đề nào.

3. Tìm hiểu tâm lý HS

Điều quan trọng đầu tiên là bạn phải nắm được tính tình HS của mình để có thể linh động áp dụng những cách dạy khác nhau cho phù hợp. Qua một số buổi dạy đầu, bạn nên dành thời gian hỏi nhiều về sở thích của em để nắm bắt được tính cách và gây thiện cảm với học sinh. Với học sinh nào thì nhẹ nhàng, với học sinh nào thì nghiêm khắc là cả một nghệ thuật. Nhiều phụ huynh thường quan niệm rằng gia sư càng nghiêm khắc càng tốt, nên họ đòi hỏi gia sư phải làm thế nào để cho con em họ “sợ” mới là gia sư có uy tín. Trong khi đó chính những người bố, người mẹ đó lại quá nuông chiều con cái mình.

Thứ hai, bạn nên hay tâm sự với học trò vào lúc nghỉ giải lao để có thể xoá bỏ khoảng cách giữa thày và trò, để học sinh coi bạn là người bạn đáng tin cậy để có thể hỏi han và nhờ tư vấn giúp. Rõ ràng nếu không tìm hiểu tính cách của học sinh, bạn sẽ rất băn khoăn trong việc lựa chọn phương pháp dạy. Với học sinh thông minh và có phần ngang bướng, nghiêm khắc chỉ đem kết quả ngược lại. Cần tạo một bầu không khí thật thoải mái để học sinh có hứng thú học môn của bạn.

Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013

Thủ khoa Sử, Địa chia sẻ bí quyết học tốt


Bí kíp” học giỏi của các thủ khoa Sử, Địa

Sử và Địa vốn được coi là những môn “khó nhằn” nhưng với Quang, Thiệp và Phương (HS Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định), hai môn này lại trở thành niềm yêu thích đặc biệt. Trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2012 -2013 vừa qua, các em đã giành giải Nhất.

Với số điểm 17/20, Quang là một trong hai học sinh (HS) của Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định) đạt giải Nhất trong kì thi HS giỏi quốc gia vừa qua. Đam mê môn Lịch sử từ những bài học đầu tiên năm lớp 7, em bắt đầu tìm hiểu, đọc sách báo và xem những bộ phim tài liệu nói về các thời kì dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Và như có một “sức hút” đặc biệt, càng đọc Quang lại càng hăng say và muốn tìm tòi, khám phá tiếp.

Bố mẹ vất vả vì đều làm ruộng, nên chẳng bao giờ Quang hỏi tiền mua sách tham khảo và nâng cao. Ngoài kiến thức trong sách giáo khoa, ở trên lớp em chăm chú lắng nghe lời cô giảng và ghi chép cẩn thận sau đó diễn đạt lại bằng ý hiểu của mình. Quang tâm sự: “Nhiều người vẫn nghĩ học Lịch sử là khó nhớ, khó thuộc và khô khan, nhưng với em sự kiện chỉ như bộ khung xương còn lời lẽ lập luận, biện chứng của mình sẽ như đắp thịt lên bộ khung ấy. Để bài lịch sử hay, mềm mại và hấp dẫn người đọc thì cách viết và xử lí vấn đề phải khéo và thông minh”.


Vì quan niệm “Sự kiện lịch sử chỉ là bộ khung” nên Quang trau dồi nhiều đến lời văn viết trong bài để giới thiệu và dẫn dắt vấn đề sao cho khéo. Một trong những cách học hiệu quả của em đó là nghe nhiều ca khúc Cách mạng bởi: “Em có thể sử những ca từ trong đó để viết trong bài sử của mình được hay và mềm mại hơn”.
Quang cũng “bật mí" trong bài thi quốc gia của mình, em đã vận dụng các ca từ trong bài hát “Lời ca dâng Bác” để viết về hai miền Nam, Bắc đã cùng chung tay chiến đấu giành thắng lợi. Kể về dự định của mình, em cho biết muốn vào học khoa Lịch sử của ĐH Sư phạm Hà Nội để sau này có thể giảng dạy tại Trường chuyên Lê Hồng Phong - mái trường đã cho em những bước đệm vững chắc như ngày hôm nay.

Phùng Thị Bích Phương: Liên kết các sự kiện lịch sử là cách học hiệu quả nhất

Cùng với Thanh Quang, Bích Phương là HS thứ hai của Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đạt giải Nhất môn Lịch sử trong kì thi HS giỏi quốc gia vừa qua. Đã từng ở trong đội tuyển HS giỏi môn tiếng Anh nhưng cô bé Phương “bắt buộc” phải chuyển sang học Lịch sử vì lí do “năm lớp 9, trường của em chỉ có đội tuyển HS giỏi hai môn Sử - Địa nên buộc em phải lựa chọn học và em đã chọn học Sử”. Nhưng chính Phương cũng không thể ngờ môn học mà mình vẫn nghĩ là khó và khô khan này lại có “sức hút” đặc biệt với em.

Ngày trước học môn Sử, Phương đã rất vất vả nhưng vẫn không thể nhớ hết các sự kiện nên em bắt đầu tìm hiểu cách học và thay đổi phương pháp. Chăm chú lắng nghe lời cô giảng trên lớp và nhớ luôn các mốc lịch sử, về nhà em tìm đọc thêm các câu chuyện liên quan đến sự kiện đó để khắc sâu và làm tư liệu liên hệ mở rộng bài viết của mình. Và điều quan trọng nhất đó là học sự kiện này phải nhớ và biết liên hệ đến các sự kiện diễn ra trước và sau đó để có cái nhìn xuyên suốt. Theo Phương: “Với cách học này không chỉ giúp em nhớ mà còn có thể so sánh để hiểu rõ bản chất sự kiện đó hơn”.


Câu nói mà Phương thích nhất đó là “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống” mà em đã nghe được cách đây khá lâu.  Với em học lịch sử để có thể nhìn được về quá khứ, nhận biết hiện tại và hướng tới tương lai, và điều quan trọng nhất đó là trân trọng những gì đang diễn ra trong cuộc sống bởi : “Có được ngày hôm nay là biết bao cha ông ta đã phải đổ xương máu, và điều đó em không bao giờ quên được” - cô bé cho biết.
Vũ Ngọc Thiệp: Thi vượt cấp, bất ngờ đạt giải cao

Đang là HS lớp 11, cậu bé Vũ Ngọc Thiệp tham gia thi HS giỏi quốc gia vượt cấp cùng các anh chị lớp 12 và đạt giải Nhất môn Địa lí với số điểm 18/20. Chia sẻ về niềm vui của mình, Thiệp cho biết: “Cả gia đình đã làm liên hoan cho em và càng đặc biệt hơn là vào dịp Tết nên em càng vui hơn. Bố mẹ cũng rất hạnh phúc và hãnh diện nên em thấy mình đã làm được một điều có ích để không phụ công sức của bố mẹ”.

Chia sẻ suy nghĩ về môn Địa lí, em cho biết đây là môn học vừa vận dụng kiến thức của khối xã hội, lại vừa sử dụng kiến thức từ các môn tự nhiên nên rất thú vị. Hơn nữa với em học Địa lí để hiểu hơn về các vùng, miền không chỉ trên đất nước Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Chia sẻ về phương pháp học của mình, Thiệp cho biết: “Em không học thuộc mà học đến đâu hiểu đến đó sau đó liên hệ với nhau bởi bất kì hiện tượng nào cũng có mối quan hệ logic với các hiện tượng khác”.


Câu nói mà Thiệp thích nhất và cũng lấy làm phương châm sống cho mình đó là “Nếu trái đất này là một hình lập phương thì sẽ có những góc cạnh để lẩn trốn nhưng trái đất này là hình tròn nên mình phải đối mặt với nó”. Vì thế gặp những thất bại hay khó khăn trong cuộc sống, cậu bé Thiệp luôn sẵn sàng “đối đầu” để giải quyết nó.  Nói về dự định của mình, em cho biết năm sau sẽ thi vào Học viện An ninh bởi đó là ngôi trường em mơ ước được học từ lâu. Hiện tại em vẫn đang ôn đều ba môn Văn - Sử - Địa để năm tới thi khối C vào đại học.

Bí quyết ôn tập và làm bài hiệu quả môn Toán


Đặc thù của môn Toán là phải tính toán nhiều, chính vì thế khi ôn tập cần phải có hệ thống và phân phối thời gian hợp lý. Nguyên tắc của việc làm bài thi môn Toán là dễ làm trước, khó làm sau, tránh việc mất nhiều thời gian cho một câu hỏi khó.

Về cách ôn tập môn Toán, thầy Phạm Văn Quốc - giáo viên Toán Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (ĐH KHTN - ĐH Quốc gia Hà Nội) chia sẻ: Cần ôn đủ các chủ đề chính theo sách hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT năm nay, mặc dù trọng tâm là lớp 12 nhưng với môn Toán, nhiều kiến thức cũ liên quan vẫn luôn sử dụng. Nắm được cấu trúc đề thi, tham khảo các đề thi năm trước để biết dạng cũng như biết cách hỏi các kiến thực liên quan. Khi bắt đầu ôn tập nên học theo từng chủ đề, có kế hoạch phân phối thời gian đến lúc thi cho hợp lý.

Một cách khá hiệu quả để dễ nhớ công thức, hiểu và nắm chắc là làm nhiều bài tập về vấn đề đó, kể cả các bài tưởng chừng là dễ. Nhiều bài toán ta có thể biết cách giải nhưng khi giải cụ thể, ở mỗi bước ta vẫn cần kỹ năng và kinh nghiệm để xử lý hợp lý.


Thí sinh trao đổi sau khi dự thi môn Toán, khối A, kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2012.
Khi đã ôn các chủ chủ đề thì việc giải và tham khảo đáp án các đề thi những năm trước, hoặc tham khảo thêm các sách khác, cũng rất quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng, tính toán. Sau mỗi lẫn tự giải nên so sánh đáp số và phương pháp của đáp án, qua đó ta có thể biết những chỗ hay sai, những chỗ chưa hay, hoặc học hỏi cách cách giải mới. Khi có vấn đề mới thì nên tự giải lại để hiểu kỹ hơn. Trong quá trình ôn có thể học theo nhóm để bổ sung kiến thức cho nhau.

Cách làm bài hiệu quả

Theo thầy Quốc, một số lỗi có thể xảy ra khi làm bài thi môn Toán đó là bài toán khảo sát hàm số thiếu bước, bài toán có căn, phân thức, logarit, quên đặt điều kiện và thử lại. Tích phân thì khi đổi biến nhớ đổi cả cân. Một số bài toán phương trình, hệ phương trình, phương trìhh lượng giác có điều kiện nên thử cẩn thận. Các bài hình học không gian thì có thể tưởng tượng sai dẫn đến vẽ sai hình, hình giải tích thì nhầm trong tính toán.

Nhìn chung các lỗi này hoàn toàn khắc phục được khi ôn tập, trong quá trình tự giải và so sánh đáp án. Chình vì thế việc tập trung giải nhiều bài toán là để lúc thi không còn sai nữa.

Khi bắt đầu cầm đề thi, nên xem lướt qua tất cả các bài, phán đoán sơ bộ bài dễ bài khó, những bài ta chưa biết rõ ràng, những bài đã biết phương pháp… Sau đó viết vắn tắt các ý tưởng để giải một số bài toàn vì lúc này đầu óc minh mẫn và ít bị ảnh hưởng của cách nghĩ các bài toán khác, sau này xem lại khi cần.

Nên bắt đầu làm bằng những bài toán dễ, quen thuộc. Giải được những bài toàn này sẽ cổ vũ tinh thần cho các bài sau. Sau đó mới dần giải bài khó hơn, nên trách các bài tính toán phức tạp làm mất nhiều thời gian. Chú ý là không nhất thiết phải giải theo trình tự các câu hoặc trình tự các ý nhỏ trong một câu.

Trong quá trình làm bài thi nên phân bố thời gian hợp lý, không dành quá nhiều thời gian vào 1 bài, vì thời gian có hạn nên luôn tận dụng đối đa có thể, viết nhanh (đặc biệt trong lúc nháp) cũng là một lợi thế. Luôn giữ bình tĩnh, quyết tâm cao dù chỉ còn ít phút, nhiều trường hợp thí sinh làm thêm được ở những phút cuối cùng. Nếu làm bài xong cần rà soát cẩn thận, thử đáp số kỹ càng và không nên nộp bài sớm.

Khi bắt đầu làm bài cụ thể: Cần chú ý đọc kỹ đề, chỉ cần sơ sẩy một chút cũng có thể làm sai cả bài. Cố gằng nhận dạng và chọn phương án tốt nhất, tránh những phương án nặng về tính toán phức tạp vì chúng rất dễ nhầm lẫn và mất nhiều thời gian. Nếu chẳng may gặp khó khăn trong tính toán, cần bình tĩnh và rà soát lại quy trình giải hoặc cách giải. Trình bày cần rõ ràng, sạch sẽ, đầy đủ các bước, các bước quan trọng cần viết rõ vì khi chấm theo biểu điểm đến 0,25. Cần luôn chú ý đến đặt điều kiện bài toán, thử lại khi làm xong và nên viết kết luận của bài toán. Không nên quá trau chuốt trong trình bày và cũng không làm tắt. Các bài mà đã quen thì vừa viết vừa giải, nháp các phép tính khi cần.

Phụ huynh cần làm gì khi muốn tìm gia sư cho con


Cần tìm gia sư cho con quý phụ huynh làm gi?

Khi con của các bạn gặp khó khăn trong việc học tập các bạn hãy nhanh chóng liên hệ ngay với chúng tôi Gia Sư Hoa Phượng để được tư vấn và tìm một gia sư phù hợp về kèm cho con của các bạn.



Trung Tâm Gia Sư Hoa Phượng nhận dạy kèm các môn: Toán, Lý, Hóa, Văn, Sinh, Ngoại Ngữ, Tin Học, Vẽ, Luyện Chữ, Đàn, Nhạc...từ lớp 1 đến lớp 12, LTĐH các khối A, B, C, D...

Nhận dạy cả học sinh lớp mầm non, mẫu giáo chuẩn bị vào lớp 1

Gia sư Hoa Phượng hiện đang cộng tác với đội ngũ giáo viên tận tâm, nhiều năm kinh nghiệm, giỏi chuyên môn từ các trường cấp 1, cấp 2, cấp 3, trường chuyên và các giáo viên đang học thạc sĩ tại các trường đại học như: Đại Học Hải Phòng, Đại Học Hàng Hải Việt Nam, Đại Học Y Hải Phòng...

Gia sư của trung tâm có phương pháp sư phạm vững chắc sẽ dạy sát theo chương trình của Bộ Giáo Dục, dạy theo sát sổ báo bài của học sinh trên lớp hoặc dạy theo yêu cầu của phụ huynh.

Với đội ngũ gia sư nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy sẽ giúp học sinh nhanh chóng lấy lại kiến thức căn bản cho học sinh yếu, nâng cao kiến thức cho học sinh khá giỏi. Đảm bảo học sinh sẽ tiến bộ sao một tháng dạy.

Quý phụ huynh có nhu cầu tìm gia sư liên hệ theo địa chỉ:
TRUNG TÂM GIA SƯ HOA PHƯỢNG
ĐC : 129 Trần Văn Lan, Cát Bi, Hải An, Hải Phòng
Liên Hệ : Ms Liên  ĐT: 0313 50 20 50 - 0903 276 602
WebSite : www.giasuhaiphong.vn

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

Gia sư tiếng anh tại nhà Hải Phòng


Trung tâm gia sư Hoa Phượng nhận gia sư tiếng anh các lớp:
Bậc THPT: Gia sư tiếng anh lớp 12, lớp 11, lớp 10 và gia sư tiếng anh luyện thi Đại Học.
Bậc THCS: Gia sư tiếng anh lớp 9, lớp 8, lớp 7, lớp 6 và luyện thi tiếng anh vào lớp 10
Bậc tiểu học: Gia sư tiếng anh lớp 1, 2, 3, 4, 5 và luyện thi vào cấp 2 trường chuyên lớp chọn.

Bạn đang lo lắng vì lực học của con em mình?
Bạn băn khoăn tìm gia sư giỏi dạy tiếng Anh giao tiếp,tiếng Anh phổ thông,tiếng Anh sơ cấp, tiếng anh nâng cao, cho học sinh tiểu học, phổ thông hoặc ôn luyện thi đại học?
Bạn đang băn khoăn trong việc tìm một gia sư chất lượng?
Bạn đang đau đầu chọn một trung tâm gia sư uy tín để trao gửi con em?
Bạn hãy để chúng tôi được chia sẻ sự lo lắng việc học tập của bạn và con em bạn
Tại sao không để gia sư tiếng anh Hoa Phượng chia sẻ những khó khăn trong và giúp con em bạn tiến bộ?
Gọi ngay hotline: 0313 50 20 50 hoặc 0313 50 20 50 để được tư vấn, hỗ trợ lựa chọn gia sư tiếng anh tốt nhất, phù hợp nhất cho con em bạn.
Gia sư Hoa Phượng với đội ngũ các gia sư tiếng anh là các thầy cô giáo, các bạn sinh viên giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, kỹ năng truyền đạt khoa học & tác phong sư phạm uy tín, chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng.
Đến với gia sư tiếng anh Hoa Phượng các em sẽ có cơ hội được học tập với các Thầy Cô giáo, các bạn sinh viên giỏi nhất đến từ chuyên ngành tiếng Anh của các trường THCS, THPT và đại học danh tiếng hàng đầu cả nước với kinh nghiệm lâu năm trong việc lấy lại kiến thức căn bản cho học sinh yếu kém, bồi dưỡng nâng cao cho học sinh khá giỏi, đặc biệt hiệu quả trong việc ôn thi cuối cấp, thi chuyên (như Ams, chuyên Tự nhiên, chuyên ngữ và những trường Đại học hàng đầu..
Trung tâm gia sư Hoa Phượng không chỉ nâng cao kiến thức mà còn giúp các em học sinh trang bị đầy đủ phương pháp tư duy và kỹ năng cần thiết trong bộ môn Tiếng Anh. Trao gửi tương lai con em cho Gia sư tiếng anh tại trung tâm chúng tôi bạn sẽ hoàn toàn hài lòng về một kết qủa học tập hoàn hảo và yên tâm về kết quả thi đại học cũng như khả năng tiếng anh thăng tiến không ngừng.

Bạn không chỉ muốn giỏi ngữ pháp mà còn muốn trong thời gian ngắn nhất có thể tự tin giao tiếp với người nước ngoài bằng chính ngôn ngữ mẹ đẻ của họ. Đó là một số trong vô vàn những băn khoăn của người học tiếng Anh.
Gia sư tiếng anh tại nhà các bậc:
- Gia sư cho các bé mầm non, chuẩn bị vào các trường quốc tế.
- Cho các em học bậc tiểu học.
- Học sinh THCS: Tiếng anh căn bản – Ngữ pháp – Giao tiếp cơ bản – Phát âm.
- Học sinh bậc THPT và ôn thi đại học: Ngữ pháp – Giao tiếp – Chuyên đề luyện thi đại học.
- Ngoài ra trung tâm còn gia sư cho sinh viên và những người đi làm – giao tiếp cấp tốc.
Gia sư Hoa Phượng là chuyên hoạt động trong lĩnh vực gia sư tại nhà ở Hải Phòng.Cung cấp giáo viên, gia sư tiếng anh chất lượng cao.Với đội ngũ các thầy cô giáo, các bạn sinh viên giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, kỹ năng sư phạm tốt và bài bản..
Học viên tại trung tâm sữ được hướng dẫn để người học có được những giáo trình bài học sát với thực tế nhu cầu
Đội ngũ gia sư là các giáo viên, sinh viên chuyên ngành tiếng anh được kiểm tra ,đào tạo kỹ về chuyên môn nghiệp vụ sư phạm trước khi được cử đến với học viên

Các bài học luôn theo sát với sự thay đổi của xã hội,luôn cập nhật nhưng thông tin mới nhất

Dụng cụ học tập đặc thù của các môn ngoại ngữ học viên sẽ được chúng tôi tư vấn hỗ trợ

Gia sư tiếng anh Hải Phòng có trách nhiệm đảm bảo sơ yếu lý lịch,an ninh ,tính chính xác của thông tin của giáo viên, sinh viên đến giảng dạy tại nhà.

Đối với các bạn học tiếng anh dễ hay khó?
Đến với chúng tôi các bạn sẽ cảm thấy học tiếng anh không hề khó. Học tiếng anh không khó nhưng cần kiên trì và có phương pháp học thích hợp.
Trung tâm gia sư tiếng anh Hải Phòng luôn mong mỏi được phục vụ tốt nhất, giúp con em bạn tiến bộ trong học tập. Trung tâm gia sư tiếng anh chúng tôi luôn cam kết sau hai buổi học đầu tiên, nếu người học không hài lòng về chất lượng, chúng tôi sẽ thu bất kì một khoản phí nào. Sự tiến bộ của người học là mục tiêu của trung tâm.
Dạy kèm tiếng anh là một khái niệm rất rộng bao gồm tất cả thầy giáo , sinh viên người nước ngoài có khả năng dạy tiếng anh bao gồm khả năng sư phạm và kiến thức về môn tiếng anh. Tìm Gia sư tiếng anh không thật sự khó vì nó phụ thuộc vào đối tượng gia sư. Dạy kèm tiếng anh điều quan trọng nhất là khả năng tương tác với học sinh.
Những yếu tố bắt buộc mà gia sư tiếng anh tại trung tâm gia sư chúng tôi cần:
Phụ huynh tìm gia sư cần lưu ý những thông tin dưới đây để đảm bảo chúng ta có thể tìm được gia sư tốt nhất phù hợp nhất. Trung tâm gia sư thì rất nhiều nhưng để tìm được một trung tâm gia sư uy tín thì rất hiếm. Đây là tiêu chí :
Chọn gia sư theo giới thiệu của bạn bè.
Đối với gia sư tiếng anh thì trình độ và khả năng truyền đạt thường không liên quan đến nhau. Do đó, hãy để gia sư dạy 1 vài buổi để xem khả năng truyền đạt.
Đối Với trẻ em hãy chọn gia sư phát âm tốt, tránh giọng vùng miền nếu không rất ảnh hưởng đến khả năng phát âm tiếng anh sau này của con bạn.

TRUNG TÂM GIA SƯ HOA PHƯỢNG
Địa chỉ: Số 129 Trần Văn Lan, Cát Bi, Hải An, Hải Phòng
Hotline: 0906 276 602
ĐTVP: 0313 50 20 50

Tầm quan trọng của việc học tiếng anh


Theo thống kê của vụ giáo dục đại học trong 59 trường đại học lớn tại Việt Nam không chuyên ngữ, 51.7% sinh viên tốt nghiệp không đáp ứng được yêu cầu về kĩ năng tiếng Anh, chỉ 10.5% số trường đáp ứng được yêu cầu công việc về khả năng sử dụng tiếng Anh của sinh viên tốt nghiệp.
Trước tình hình này cho thấy, vấn đề tiếng Anh đang là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp khi thực hiện phỏng vấn tuyển dụng. Thực tế cho thấy nhiều sinh viên giỏi về chuyên môn nhưng kĩ năng giao tiếp tiếng Anh còn yếu đành phải chia tay công việc mơ ước.

Vậy có thể nói rằng, Anh ngữ là tiêu chuẩn đánh giá đầu tiên và quan trọng nhất cho một nhân viên muốn vào làm tại doanh nghiệp, không những là các công ty nước ngoài, mà nhiều doanh nghiệp trong nước hiện nay cũng đánh giá cao yêu cầu này của nhân viên.



Trở lại môi trường giáo dục tại Việt Nam, việc đào tạo tiếng Anh ở khối học sinh phổ thông còn rất buông thả. Nhiều trường không có giáo viên kinh nghiệm, yếu kém dạy lấy lệ, hoặc chỉ tập trung vào những mảng để giúp học sinh đạt được điểm cao và thi đậu. Chính từ đó, càng học lên cao, con em bạn càng thiếu hụt hẳn kiến thức về tiếng Anh và mặc dù được dạy học bài bản ở trường nhưng vẫn không thể thực hành nói được. Vậy vấn đề cốt lõi là ở môi trường trải nghiệm để học sinh vừa học tiếng Anh, vừa sử dụng tiếng Anh như là một công cụ giao tiếp và trao đổi với bạn bè, người đối diện.

Những trung tâm anh ngữ xuất hiện ngày càng nhiều, đi kèm theo đó là những câu lạc bộ tiếng Anh của những trung tâm đó cũng được thành lập nhằm tạo điều kiện cho học viên có nơi để “thoảng mái nói tiếng Anh”, dù đúng hay sai vẫn được tự do trình bày ý kiến của mình.

Nhưng có lẽ tốt hơn hết là một môi trường học tập với quy định bắt buộc học sinh phải nghe nói được thay vì chỉ chăm chỉ học ngữ pháp. Gia sư Tiên Phong là một trong những nơi hoàn toàn cung cấp được các gia sư tiếng Anh giỏi không chỉ về kĩ năng dạy, kinh nghiệm dạy, trình độ cao được chứng minh bằng nhiều chứng chỉ ngoại ngữ như TOEFL, TOEIC, IELTS, SAT… mà còn về khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo không thua kém gì một giáo viên bản xứ.

Về đến nhà, con em bạn sẽ được sống trong một môi trường hoàn toàn sử dụng tiếng Anh với gia sư là ngôn ngữ giao tiếp chính, vừa tạo phản xạ nghe nói, tư duy ngôn ngữ và cả sự mạnh dạn trong trình bày quan điểm, ý kiến của mình với người khác.

Để có được một môi trường “đậm chất quốc tế” như vậy, trước đây nhiều học sinh được cha mẹ đưa đến các trung tâm ngoại ngữ lớn, nhưng vấn đề tài chính luôn là mối quan tâm hàng đầu khi quyết định đầu tư vào việc học của con cái, và rồi Tiên Phong ra đời và mang đến một môi trường giao tiếp thoải mái tiện lợi nhất cho tất cả các học sinh.

Chúng tôi quan niệm rằng, luôn luôn đặt mình vào vị trí của một ĐỘI NGỮ GIÁO DỤC NGOÀI NHÀ TRƯỜNG để thấy được những khó khăn của học sinh khi học trong trường, và đưa ra giải pháp tốt nhất nhằm giải quyết những khó khăn ấy. Đó là chất lượng dạy và học, là vấn đề tài chính, là cảm giác yên tâm .

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Bí quyết tự học hiệu quả


Một số bạn còn vướng mắc những điều không cần thiết khi tự học nên mất nhiều thời gian mà hiệu quả không cao. Dưới đây là một số thói quen mà bạn nên thực hiện và nên tránh.

Ở từng môn học có yêu cầu riêng và tất nhiên phải có phương pháp học thích hợp tương ứng. Tuy nhiên, các bạn cần quan tâm các yếu tố như: Nắm vững mục tiêu, nội dung môn học. Trước khi đến lớp, cần đọc trước nội dung chương mục, ghi câu hỏi, cố gắng đề xuất câu trả lời, sau đó đối chiếu với câu trả lời của thầy cô, bạn bè. Dự giờ đầy đủ và ghi chép các ý chính, các ý phát triển... một cách có hệ thống. Sau buổi học cần làm bài tập, các đề thi cũ. Thực hiện nghiêm túc việc tự học qua sách, các tài liệu từ internet và học nhóm... Đây là giải pháp được đánh giá rất cao. Thông qua học nhóm, mọi người học được nhiều hơn và nhớ bài tốt hơn. Bên cạnh đó, thực hành nhiều để học tập có chiều sâu, đồng thời rèn luyện các kỹ năng: tư duy, đọc, viết, phản biện, ngoại ngữ...

                                      “Đã vui chơi thì chơi cho thật thỏa thích, đã học thì học cho đến nơi đến chốn!”
Giúp tập trung hơn vào việc học

Bạn có khó khăn tập trung khi học? Đừng vội bi quan! Dưới đây là một số lời khuyên sẽ giúp bạn tập trung hơn vào việc học.

 Tránh nhồi nhét.
 Nhồi nhét không phải là một thói quen học tập tốt, nó khiến bạn cảm thấy bị áp đảo với số lượng tài liệu phải học và làm giảm hứng thú học. Vì vậy, học tuần tự từng bài, bài nào xong bài đó, tuyệt đối không để dồn đến kỳ thi mới học tất cả.

 Tránh tiếng ồn.
 Tiếng ồn làm giảm khả năng tập trung của hầu hết mọi người. Sáng sớm, khi mọi người vẫn còn ngủ, sẽ là lúc tốt để học. Nếu bạn không có phòng riêng, hoặc nếu bạn ở chung phòng với một ai đó, bạn có thể vào thư viện hoặc nơi yên tĩnh. Tốt nhất là bạn ngồi học đối mặt với một bức tường, bạn sẽ không bị phân tâm vì những người khác có mặt ở đó.

 Tránh phiền nhiễu.
 Tránh đồ vật không liên quan và những người khác. Chỉ đặt trên bàn những điều bạn thực sự sẽ cần sử dụng cho việc học tập. Ngoài ra, để giảm bớt hoặc loại bỏ phiền nhiễu là tắt truyền hình và internet trong khi bạn đang học. Nghiên cứu cho thấy, trong khi xem truyền hình bạn không thể tập trung và đối với những người học với máy tính, tạm thời hãy vô hiệu hóa kết nối internet để bạn không bị cám dỗ mất thời gian quý báu lướt web, gửi email, vv.

Một số người thích vừa học vừa nghe nhạc, trong khi những người khác thì không. Nếu âm nhạc giúp bạn tập trung, bạn không cần phải thay đổi bởi vì như vậy sẽ làm bạn mất tập trung.

Tránh mơ mộng, suy tưởng miên man
Đôi khi bạn đang cố gắng đọc nhưng dường như tâm trí của bạn đang ở một nơi nào đó. Khi điều này xảy ra, bạn thấy khó để hiểu những gì bạn đang đọc ngay cả khi bạn đọc đi, đọc lại nó nhiều lần. Một trong những cách để ngăn chặn các luồng tư tưởng này là đọc ra tiếng (không cần to lắm) tài liệu học tập của bạn. Bạn cũng có thể gạch chân hay đánh dấu các chú ý quan trọng trong các tài liệu bạn đang học, chúng sẽ giúp bạn tập trung hơn.

Một điều bạn cũng nên tránh là học bài với một dạ dày trống rỗng. Khi chúng ta học, chúng ta cũng sử dụng rất nhiều năng lượng và nếu bắt đầu với một dạ dày trống rỗng, nó sẽ ngăn cản chúng ta tập trung vì tâm trí lúc này sẽ tập trung vào thực phẩm và cảm thấy khó chịu vì đói. Vì vậy, hãy cố gắng ăn một cái gì đó trước khi bạn bắt đầu học, nhưng cũng không nên ăn quá nhiều, có thể bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ hoặc lừ đừ.

Ánh sáng
Nơi tốt nhất để học là nơi có đủ ánh sáng. Ánh sáng tự nhiên là tốt nhất nếu có thể. Đối với những người phải học vào ban đêm, một ngọn đèn sáng là được, miễn là nó không ở phía sau làm in bóng của bạn lên sách vở mà bạn đang cố gắng để đọc. Ngoài ra, khi bạn học nơi thiếu ánh sáng, mắt bạn sẽ mau mệt mỏi và nó cản trở sự tập trung.

Tránh quá sức

Khi chúng ta làm việc quá sức, cảm thấy mệt mỏi, chúng ta sẽ không thể tập trung. Vì vậy, cần có thời gian nghỉ giải lao để giải toả căng thẳng. Khi quay trở lại làm công việc của mình, chúng ta sẽ dễ tăng cường tập trung hơn.

Nếu bạn thực hiện tốt, bạn sẽ có thể tăng mức độ tập trung và dần dần tăng khả năng tự học của bạn hiệu quả hơn. Học có phương pháp và có hứng thú, như vậy là bạn đã chuẩn bị sẵn sàng để vượt qua các kỳ thi rồi đó.

Tiêu chí chọn gia sư tốt


Gia sư hoa Phượng ngày nay đã quen thuộc với mọi gia đình ở các thành phố lớn. Do cuộc sống hiện hiện đại khiến nhiều cha mẹ không có thời gian hoặc sự giới hạn về mặt kiến thức các bậc phụ huynh không thể nào kèm cặp con em mình trong học tập.

Các trung tâm gia sư ra đời nhằm cung cấp dịch vụ gia sư, góp phần giải quyết mối bận tâm đó.

Tuy nhiên khi chọn lựa gia sư nếu không cẩn thận, những bậc cha mẹ sau bao công sức đi tìm gia sư cho con sẽ rất dễ rơi vào tình trạng “tiền mất tật mang”.

Gia sư có nhiều dạng :

Gia sư giỏi,tận tâm,nhiều kinh nghiệm là sự lựa chọn tốt nhất cho con em mình tuy nhiên tiêu chí này không ít gia sư đáp ứng được chính vì thế hành trình tìm gia sư của các bậc phụ huynh gặp không ít khó khăn.

Thông thường chọn gia sư các bậc phụ huynh cần lưu ý:

Các bé đang học lớp mấy học lực hiện tại thế nào để chọn lựa gia sư phù hợp :

Học sinh khối cấp 1 chọn gia sư  là giáo viên đang đứng lớp là tốt nhất vì họ có kiến thức,phương pháp sư phạm cộng với kinh nghiệm nhiều năm đứng lớp chắc chắn sẽ dạy tốt cho con em mình.

Nếu không chọn sinh viên chuyên nghành sư phạm tiểu học hoặc sinh viên nghành sư phạm hoặc sinh viên có kinh nghiệm dạy qua các bé tiểu học nhiều rồi,yêu trẻ nắm bắt được tâm lý của các bé để có phương pháp dạy tốt.

Học sinh cấp 2 chọn sinh viên giỏi,có nhiều kinh nghiệm dạy kèm cùng khối lớp con em mình đang theo học thì sẽ dạy tốt còn không chọn giáo viên đang đứng lớp là tốt nhất.

Học sinh khối lớp cấp 3 : chọn giáo viên đang đứng lớp là tốt nhất còn không chọn sinh viên giỏi,xuất sắc có thành tích cao thời phổ thông là học sinh giỏi cấp tỉnh,cấp quốc gia.Điểm thi đầu vào đại học cao có kinh nghiệm thì sẽ dạy rất tốt.

Học sinh học các môn ngoại ngữ thì tốt nhất vẫn là giáo viên,sau đó là những sinh viên chuyên nghành ngoại ngữ hoặc có bằng cấp cao về ngoại ngữ đó,có kinh nghiệm dạy thì sẽ dạy tốt.

Chọn giáo viên cần lưu ý kiểm tra bằng sư phạm và xác nhận là giáo viên đang đứng lớp để hạn chế sự dối trá của các trung tâm gia sư giao giáo viên giả làm ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy cho con em mình.
Mọi thông tin chi tiết quý phụ huynh vui lòng liên hệ:
Trung tâm gia sư Hoa Phượng
ĐC: 129 Trần Văn Lan, Cát Bi, Hải An, HP
ĐTVP: 0313 50 20 50
Hottline: 0903 276 602


Thứ Hai, 8 tháng 4, 2013

Học sinh cần chuẩn bị những gì cho kỳ thi tốt nghiệp THPT


 - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013 sẽ được tổ chức vào các ngày 2, 3 và 4 tháng 6 năm 2013 với 6 môn thi là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Hóa học, Sinh học, Địa lí.
Ngay sau khi công bố các môn thi, Bộ GD-ĐT đã có công văn hướng dẫn tổ chức ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2013 gửi các Sở GD-ĐT. Nhằm giúp HS chuẩn bị thật tốt về kiến thức, kỹ năng, tâm lý… cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới, Ông Vũ Đình Chuẩn – Vụ trưởng Vụ GD Trung học, Bộ GD-ĐT có một số trao đổi như sau:




- 6 môn thi tốt nghiệp THPT năm 201 đã được công bố. Liệu có xảy ra tình trạng chỉ tập trung học các môn thi tốt nghiệp, cắt xén chương trình của những môn học còn lại không, thưa ông?

Trong công văn hướng dẫn tổ chức ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2013 gửi các Sở GD-ĐT, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các Sở GD-ĐT chỉ đạo các trường THPT hoàn thành chương trình lớp 12 THPT theo đúng kế hoạch của các Sở GD-ĐT, phù hợp với hướng dẫn Khung kế hoạch thời gian năm học 2012-2013 của Bộ GD-ĐT.

Bộ cũng đặc biệt lưu ý các trường không được cắt xén chương trình đã qui định.

Năm nào cũng vậy, trước mỗi kỳ thi tốt nghiệp THPT, tình trạng học tủ, học lệch luôn tồn tại trong một bộ phận HS. Bộ GD-ĐT đã có giải pháp gì để ngăn chặn tình trạng này?

Trong việc tổ chức dạy học, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo rất rõ: Các nhà trường phải dạy học đầy đủ tất cả các môn trong Chương trình giáo dục cấp THPT nhằm đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn diện. Quy chế đánh giá, xếp loại HS THCS và THPT của Bộ GD-ĐT cũng không có kẽ hở cho việc học tủ, học lệch.

Bên cạnh đó, trong việc tổ chức dạy học cũng như trong ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bộ luôn chỉ đạo các Sở GD-ĐT hướng dẫn GV dạy học theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình. Riêng với các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2013, GV cần phải hướng dẫn HS ôn tập đầy đủ, tập trung vào những yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục cấp THPT, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12, chú trọng việc giúp HS thông hiểu và vận dụng kiến thức. Cần lưu ý rằng, nếu chọn cách học tủ, học lệch thì kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT của HS sẽ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố may rủi. Điều này cũng tạo cho HS tâm lý lo lắng, không yên tâm khi ôn tập cũng như làm bài thi, bởi không có nền tảng kiến thức vững vàng.

Thực tế, nhiều HS, cha mẹ HS và ngay cả một số GV cũng chưa thực sự cảm thấy yên tâm khi tiến hành ôn tập thi tốt nghiệp THPT chỉ dựa vào sách giáo khoa. Theo ông, việc sử dụng sách tham khảo trong ôn thi tốt nghiệp THPT có cần thiết không?

Như đã nói ở trên, trong quá trình dạy và học cũng như ôn tập, chủ trương chỉ đạo của Bộ GD-ĐT là GV và HS dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT. Bên cạnh đó, Bộ không có giới hạn chương trình ôn tập mà nói rõ, nội dung đề thi tốt nghiệp THPT năm 2013 dựa theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục cấp THPT, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12.

Như vậy, khi HS đã học đầy đủ chương trình theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học, thì theo tôi, tài liệu để ôn thi tốt nghiệp THPT tốt nhất vẫn là sách giáo khoa, kết hợp sử dụng sách bài tập theo qui định của Bộ GD-ĐT và vở ghi của HS. Ngoài sách giáo khoa, GV và HS có thể sử dụng các tài liệu tham khảo phù hợp với khả năng nhận thức của từng đối tượng HS, tuy nhiên, việc tham khảo này cần được cân nhắc thật cẩn thận.

Điều quan trọng nhất là, GV cần phải hướng dẫn HS cách thức sử dụng sách giáo khoa để học tập thế nào cho phù hợp, để có thể thông hiểu và biết vận dụng nhuần nhuyễn kiến thức trong sách giáo khoa khi làm bài thi.

Trong hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2013, một trong những nội dung được Bộ GD-ĐT nhấn mạnh là trong việc tổ chức ôn tập, cần hướng dẫn HS vận dụng các phương pháp ôn tập phù hợp. Việc làm này có ý nghĩa như thế nào đối với kết quả ôn thi của HS, thưa ông?

Vận dụng kết hợp các phương pháp ôn tập phù hợp là rất cần thiết để giúp HS có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong việc ôn tập. Bộ GD-ĐT lưu ý các nhà trường và GV cần kết hợp hướng dẫn HS tự học, tự ôn tập với ôn tập theo nhóm và ôn tập chung cả lớp. Kết hợp nhiều phương thức ôn tập như vậy không những có tác dụng giúp HS tự kiểm tra đánh giá được kết quả ôn tập của mình, mà còn nhận được sự kiểm tra, đánh giá trong nhóm học tập và kiểm tra, đánh giá chung của toàn lớp, toàn trường. Từ đó, HS sẽ phát hiện được những phần kiến thức còn thiếu hụt để có điều chỉnh hợp lý, kịp thời; đồng thời, HS cũng có thể trao đổi với nhau những cách ôn tập hay.

Bên cạnh đó, GV chủ nhiệm lớp cần phối hợp với GV dạy các môn thi tốt nghiệp để phân nhóm HS lớp mình theo khả năng nhận thức; tập trung ôn tập nhiều hơn cho những HS học lực yếu; cử GV có khả năng và kinh nghiệm và vận động những học sinh khá giỏi hỗ trợ thêm, giúp những HS này nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản theo yêu cầu của kỳ thi. Ngoài ra, các trường THPT và GV chủ nhiệm, GV bộ môn phải thống nhất với HS và cha mẹ HS để sắp xếp thời gian ôn tập hợp lý, đảm bảo sức khỏe của học sinh, có hiệu quả nhất, nhưng không quá tải..

Ông có lưu ý gì đối với các Sở GD-ĐT, các trường THPT và với mỗi GV trong việc ôn tập các môn thi tốt nghiệp THPT cho HS?

Để giúp HS có kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, về phía các Sở GD-ĐT, cần sớm triển khai công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013; trong đó chú trọng rút kinh nghiệm công tác tổ chức ôn tập cho HS ở kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012; chỉ đạo các trường THPT triển khai thực hiện các giải pháp phù hợp với từng trường, từng nhóm đối tượng HS nhằm tổ chức tốt việc ôn tập cho HS lớp 12, nâng cao chất lượng kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013.

Về phía các trường THPT, cần chỉ đạo các tổ chuyên môn, GV dạy môn thi tốt nghiệp THPT chủ động xây dựng tốt kế hoạch, nội dung ôn tập; biên soạn hệ thống câu hỏi và bài tập phù hợp; có hướng dẫn, gợi ý trả lời. Bên cạnh việc ôn tập trong quá trình dạy học, thực hiện chương trình, sách giáo khoa theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ, nhà trường và GV cần tổ chức tốt việc ôn tập cho HS theo từng chủ đề: nội dung trong mỗi chủ đề có thể bao gồm kiến thức, kỹ năng của các chương, bài khác nhau; đồng thời ôn tập tổng hợp kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12: nội dung tổng hợp của tất cả các chủ đề đã được ôn tập.

Bên cạnh đó, GV bộ môn cần chú trọng hướng dẫn HS biết cách phân tích đề thi, cách trình bày bài thi theo đặc thù từng môn thi, hình thức thi; chuẩn bị cho các em tâm lý tự tin trước khi bước vào kỳ thi.

Một vấn đề cũng rất quan trọng là các nhà trường, GV chủ nhiệm, GV bộ môn cần hết sức chú trọng khâu thu nhận thông tin phản hồi về những thuận lợi, khó khăn và kết quả ôn tập của từng HS, từng lớp, từ đó có sự điều chỉnh hợp lý trong việc chỉ đạo và tổ chức ôn tập cho HS, nhằm nâng cao hiệu quả của việc ôn tập.

Để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013, theo ông, HS cần trang bị cho mình “hành trang” như thế nào?

Để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới, HS cần chuẩn bị thật tốt về kiến thức, kỹ năng và tâm lý. Ngoài việc nắm vững chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình và biết vận dụng những kiến thức đó khi làm bài thi, các em HS cần chuẩn bị một số kỹ năng quan trọng như: Biết tổng hợp kiến thức của các phần, các chương và của toàn bộ chương trình THPT đặc biệt là chương trình lớp 12; biết tự tổ chức thảo luận theo nhóm, trao đổi, tranh luận để hiểu sâu hơn về kiến thức, tự trau dồi kiến thức một cách chủ động; có các kĩ năng phân tích để hiểu đề thi, trình bày bài thi.

Một vấn đề quan trọng không thể bỏ qua đối với mỗi HS trước khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT là các em cần nắm được quy chế thi và thực hiện đúng quy chế để tránh những điều sơ xuất hoặc vi phạm trong khi thi, ảnh hưởng đến kết quả thi.

Bên cạnh đó, các em cần tự tin vào kiến thức của mình, chuẩn bị tâm thế chủ động, vững vàng khi bước vào kỳ thi bởi yếu tố tâm lý đóng một vai trò không nhỏ trong kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT nói riêng và các kỳ thi quan trọng nói chung.

Vì sao học sinh không mặn mà với bộ môn lịch sử


Nền giáo dục “ứng thí” tất yếu dẫn đến cảnh học sinh chỉ học môn sẽ thi và bỏ môn không thi. Nhưng điều quan trọng là việc dạy và học môn sử trong trường học còn nhiều bất cập.



Môn học bị coi thường nhất

Hiện nay lịch sử là môn học bị coi thường nhất trong nhà trường phổ thông. Vì là môn phụ nên lịch sử không phải môn thi tốt nghiệp THPT hằng năm, có năm thi, có năm không thi. Năm nào không thi thì không chỉ học sinh muốn “xả hơi”, mà các trường cũng tổ chức học dồn để dành thời gian cho học sinh học môn khác. Thầy cô giáo dạy lịch sử cũng dễ dàng được thay thế bằng thầy cô giáo môn khác, có khi là giáo viên dạy thể dục chẳng hiểu gì về lịch sử. Một môn học bị coi nhẹ đến như vậy thì làm sao có thể nhận được sự quan tâm của học sinh.

Trong khi đó, chương trình - sách giáo khoa môn lịch sử ở bậc phổ thông còn nhiều bất cập. Mặc dù Bộ GD-ĐT đã nêu lên yêu cầu về kiến thức là nắm bắt được “sự kiện lịch sử tiêu biểu”, “những chuyển biến quan trọng”, “một số nội dung cơ bản và cần thiết”..., nhưng sách giáo khoa vẫn trình bày dàn trải, la liệt các sự kiện rất nặng nề, nhàm chán.

Theo nhận xét của nhiều nhà sử học, sách giáo khoa lịch sử phổ thông gần như tóm tắt sách sử của người lớn để bắt học sinh học. Xét về mặt kiến thức, sách giáo khoa vừa thừa lại vừa thiếu, thừa những cái không cần thiết, thiếu những nội dung cơ bản, tiêu biểu. Cụ thể là một nội dung quan trọng mang tính thời sự hiện nay là lãnh thổ thống nhất và toàn vẹn của Tổ quốc cùng chủ quyền với quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa trên biển Đông lại không được đề cập trong sách giáo khoa.

Để học sinh không sợ, không coi thường môn sử, cần phải thay đổi chương trình và phương pháp dạy học. Đối với bất cứ nước nào, môn lịch sử đều có chức năng quan trọng trong đào tạo năng lực cho học sinh. Trong năng lực của học sinh, tôi cho rằng quan trọng bậc nhất là nhân cách, là tư duy độc lập sáng tạo, là những tố chất tạo nên bản lĩnh con người, trong đó kiến thức cơ bản và giá trị lịch sử văn hóa là nền tảng. Từ điều này, môn lịch sử cần phải đặt đúng vị thế và chức năng của nó trong hệ thống giáo dục phổ thông và thay đổi để học sinh không quay lưng với sử.

* Thầy Nguyễn Tiến Nghĩa (Trường THPT Quế Võ số 2, Bắc Ninh):

Gánh nặng quá sức trên vai học sinh

Chương trình môn lịch sử là một trong 13 môn học ở bậc THPT. Mỗi học sinh được trang bị 15 cuốn sách giáo khoa với khoảng nửa vạn trang sách, chưa kể thực hành và làm bài tập. Với 139 tiết ở bậc THPT, môn lịch sử chỉ có tám bài sơ kết, tổng kết, còn lại là cung cấp kiến thức mới với rất nhiều sự kiện, số liệu phải ghi nhớ. Chưa kể chương trình lịch sử THPT phân bố bất hợp lý khiến học sinh phải học lịch sử thế giới nhiều hơn lịch sử dân tộc.

Học sinh không được tạo điều kiện để rèn kỹ năng vận dụng kiến thức, không được hướng dẫn cách học khiến phần đông thấy nặng nề, nhàm chán, không hứng thú với môn lịch sử. Vẫn biết rằng học là không bao giờ đủ, học càng nhiều hiểu biết càng rộng, nhưng quả thật chúng ta sẽ cảm thấy tội nghiệp nhiều hơn khi tự đặt mình vào vị trí của các em.

* Một giáo viên (Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM):

Ngay cả giáo viên cũng ngán

Không chỉ học sinh mà ngay cả giáo viên cũng rất “ngán” nếu thi tốt nghiệp THPT môn sử. Trước hết là vì quá áp lực: đề thi tốt nghiệp môn sử của chương trình cải cách ngày xưa có hai phần về sử Việt Nam (sử Việt Nam chiếm 7 điểm, sử thế giới chiếm 3 điểm), học sinh được chọn một trong hai phần đó (nếu không làm được phần này thì chọn làm phần kia). Còn đề thi môn sử của chương trình phân ban bây giờ học sinh không được chọn lựa như vậy nữa. Chưa kể, đối với môn sử đề thi vẫn được biên soạn nhằm kiểm tra trình độ học thuộc lòng của thí sinh, trong khi môn học này có rất nhiều sự kiện, những ngày tháng năm cần phải nhớ. Ngay chính bản thân người giáo viên cũng cảm thấy áp lực và rồi giáo viên sẽ truyền áp lực ấy sang học trò.

Đó là chưa kể thời lượng dành cho môn sử trên lớp cũng bị Bộ GD-ĐT cắt bớt so với chương trình cải cách (ngày xưa hai tiết sử/tuần thì chương trình phân ban bây giờ chỉ học kỳ 1 được hai tiết sử/tuần, học kỳ 2 chỉ còn một tiết sử/tuần). Chương trình thì quá ôm đồm, nặng nề mà thời gian giảng dạy ít, khiến một số giáo viên chưa có kinh nghiệm không thể chuyển tải hết nội dung bài dạy. Việc này dẫn tới tình trạng học sinh phải học thuộc lòng nhưng không hiểu gì cả.

* M.T. (học sinh Trường THPT Nguyễn Du, quận 10, TP.HCM):

Nhiều bạn “dị ứng” môn sử

Chúng em không ghét môn lịch sử vì thế hệ hôm nay cần biết về quá khứ để tự hào. Nhưng bài nào cũng dài, khô và nặng với quá nhiều số liệu, sự kiện và quá nhiều khẩu hiệu khiến chúng em bắt đầu thấy “dị ứng” và có tâm lý học chỉ để thi cũng như mừng rỡ khi môn này không thi. Em nghĩ không chỉ lịch sử mà tất cả các môn học cần khơi gợi để học sinh thấy thích học, ứng dụng được vào cuộc sống chứ không phải nhào đi nhào lại thật nhuyễn để thi. Em có người anh học bên y dược rất giỏi, khi em hỏi bài trong chương trình 12, anh từ chối và bảo “quên hết rồi, không dùng nên không nhớ”. Như vậy mục đích cuối cùng của giáo dục đã không đạt rồi.

Cần thay đổi cách dạy và học môn sử

Xung quanh câu chuyện học sinh xé đề cương môn sử, ông ĐÀO TRỌNG THI - ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội - chia sẻ: “Tôi cho đây chỉ là cách ứng xử bồng bột thôi chứ các em cũng không có ngụ ý gì. Cứ nghĩ đơn giản thế này, các em không thích thi môn sử, bây giờ không thi thì vui. Đề cương không dùng nữa thì bỏ đi. Cho nên đừng tiếp cận sự việc ở góc độ quá gay gắt. Đương nhiên nếu các em được giáo dục tốt về cách ứng xử, có sự tôn trọng nhà trường, tôn trọng chương trình học tập thì các em có thể có cách khác. Bỏ đề cương không dùng đến không nhất thiết phải làm một cách phản cảm như vậy.

Chuyện dạy và học môn sử từ lâu đã được nói rất nhiều về sự bất cập, khô khan, không hiệu quả. Qua sự việc này càng cho thấy phải thay đổi cách dạy và học môn sử, phải xem là một “điểm nóng” cần phải thay đổi chương trình dạy và học. Phải cung cấp kiến thức môn sử cho phù hợp với lối sống hiện đại. Lối sống hiện đại người ta không cần nhớ con số, ngày tháng năm mà quan trọng là ý nghĩa, giá trị của vấn đề mà các em được học. Chương trình học cần thiên về định tính hơn là định lượng thì sẽ tốt hơn”.

Bí quyết ôn thi vượt cấp môn toán lớp 9


Gia su lop 9 tai nha – gia sư lớp 9 tại nhà uy tín nhất Hải Phòng

Bạn đang cần tìm gia sư lớp 9 tại nhà tốt nhất tại Hải Phòng?

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn lựa chọn gia sư lớp 9 tốt nhất tại trung tâm gia sư uy tín nhất tại Hải Phòng.

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ miễn phí 24/24h trong ngày hoàn toàn miễn phí. Đừng ngần ngại hãy gọi ngay cho chúng tôi.

Phụ huynh muốn con mình được giáo viên có kinh nghiệm, có kiến thức và khả năng truyền đạt cũng như khả năng sư phạm giỏi.

Trung tâm gia sư Hải Phòng nhận gia sư tại nhà các môn tại các khu vực trên địa bàn Hải Phòng.

Gia sư lớp 9 tại Hải An, Gia sư lớp 9 tại Ngô Quyền, Gia sư lớp 9 ở Hồng Bàng, Gia sư lớp 9 ở quận Lê Chân, gia sư lớp 9 ở Thuỷ Nguyên, Gia sư lớp 9 ở đường Đà Nẵng, Gia sư lớp 9 ở Lạch Tray, và hầu hết các khu vực thuộc nội thành Hà Nội chúng tôi đều có đội ngũ gia sư luôn sẵn sàng cùng con em bạn tiếng bước trên bước đường tương lai.




Trung tâm gia sư nhận gia sư toán lớp 9, gia su toán 9, gia sư hóa lớp 9, gia sư anh lớp 9, gia sư văn lớp 9, gia sư địa, gia sư sinh học, lịch sử các khối A, A1, B, C, D…

Trung tâm gia sư nhận gia sư lấy lại kiến thức căn bản cho học sinh yếu, kiến thức nâng cao cho học sinh khá, giỏi rèn kỹ năng giải nhanh, giải tắt nhằm giúp các bạn học sinh tiết kiệm được tối đa thời gian làm bài và nâng cao sự tự tin, cẩn trọng và tập trung trong giờ thi.

Hiện nay khi học sinh lớp 9 đang vào giai đoạn cuối cùng của cấp 2 và chuẩn bị bước vào cấp 3. Nhiều phụ huynh muốn con mình thi vào các trường chuyên, lớp chọn để con được học trong môi trường học tập tốt nhất với những giáo viên tốt nhất, tâm huyết nhất. Muốn đặt chân vào những trường danh tiếng kiến thức với bạn phải thật chắc, không những thế bạn còn phải có khả năng giải nhanh, giải mẹo tốt nhằm tiết kiệm thời gian trong lúc làm bài. Thấu hiểu được điều đó gia sư Hải Phòng đã lựa chọn những gia sư giỏi nhất ,  kinh nghiệm nhất, kiến thức tốt nhất… từ  các trường đại học danh tiếng nhất tại Hải Phòng luôn sẵn sàng cùng con bạn trên bước đường học tập.

Một số lời khuyên của trung tâm gia sư nhằm giúp bạn học tốt hơn, dễ dàng hơn trong thời gian cuối cấp:

Không nên quan trọng độ dài nội dung

Nhiều bạn thường nhìn vào số lượng trang phải học, rồi lắc đầu ngán ngẩm: “Nhiều như thế thì làm sao mình có thể học hết được cơ chứ!”, thế rồi nản… Hoặc chỉ học được một vài trang rồi buông…

Hiểu, liên tưởng, kết hợp các giác quan

Nên nắm vững 5 quy tắc này. Chỉ cần nắm vững, bạn sẽ học thuộc bài một cách dễ dàng.

Khi học phải biết liên tưởng và hình dung trong đầu.

Suy nghĩ đến thứ khác thì chẳng bao giờ bạn thuộc bài được.

Bạn chỉ có thể học thuộc khi bạn hiểu. Nếu không hiểu, bạn học thuộc đấy, nhưng rồi cũng quên ngay.

Trước khi học phải có động lực .

Sẽ rất tốt nếu bạn kết hợp nghe, đọc, ghi chép… Hiệu quả sẽ tăng lên gấp nhiều lần.

Trên đây là lời khuyên của đội ngũ gia sư lớp 9 tại trung tâm nhằm giúp các em bớt vất vả trong năm cuối cấp này.
Chúc các em học sinh đạt điểm cao trong các kỳ thi sắp tới!

Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2013

Hoa Phượng - Trung tâm gia sư uy tín nhất Hải Phòng


TRUNG TÂM GIA SƯ HOA PHƯỢNG
UY TÍN, CHẤT LƯỢNG CAO, HỌC PHÍ HỢP LÝ
www.giasuhoaphuong.com
Hotline : 0903 276 602
ĐTVP: 0313 50 20 50

Bằng nhiều năm kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, chúng tôi hiểu rằng: DẠY KÈM là phương pháp tốt nhất để HỌC SINH YẾU dễ hiểu bài và HỌC SINH GIỎI nhanh nâng cao kiến thức.

Văn phòng Gia Sư Hoa Phượng hiện đang cộng tác với rất nhiều Giáo Viên và Sinh Viên ưu tú của các trường: ĐH Hải Phòng, ĐH Hàng Hải, ĐH Y Hải Phòng, ...trên địa bàn thành phố, nhằm tạo ra một đội ngũ gia sư có chuyên môn cao, đáp ứng mọi nhu cầu học tập và rèn luyện cho tất cả học sinh ở mọi cấp, mọi trình độ.

Với phương châm "UY TÍN - TIN CẬY", Trung Tâm Gia Sư Hoa Phượng ra đời và mong muốn được đóng góp một phấn nhỏ trên bước đường thành đạt của con em các bạn.




Hình gia sư dạy kèm

Đến với văn phòng Gia Sư Hao Phượng chắc chắn quý phụ huynh sẽ hài lòng bởi cách phục vụ chu đáo và phương pháp giảng dạy chuyên nghiệp của công ty chúng tôi như:

Ôn tập lại những kiến thức đã học ở trường
Dạy sát chương trình, dạy sâu kiến thức, dạy kỹ chuyên môn
Luôn nâng cao và mở rộng kiến thức cho các em
Thường xuyên báo cáo kết quả học tập đến quý phụ huynh
Chấp nhận dạy thử một đến 3 buổi không thu phí

TRUNG TÂM GIA SƯ HOA PHƯỢNG NHẬN DẠY KÈM TẠI NHÀ CÁC MÔN:
Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn...
Anh văn cơ bản - IELTS - TOELF - TOEIC...
Các môn Vẽ - Đàn - Nhạc...
Luyện viết chữ đẹp...
Các ngoại ngữ: Hoa - Hàn - Nhật - Pháp...
Chúng tôi với uy tín, trách nhiệm của mình sẽ đem đến cho quý Phụ Huynh sự hài lòng nhất về việc giảng dạy của gia sư của trung tâm và việc học của con em các bạn.

Lưu ý: Trung Tâm sẽ cho gia sư dạy thử từ 2 - 3 buổi trước khi dạy chính thức để đảm bảo chất lượng gia sư của trung tâm. Nếu sau thời gian dạy thử quý phụ huynh thấy gia sư của trung tâm dạy không đạt yêu cầu thì xin quý phụ huynh hãy báo ngay cho trung tâm, chúng tôi sẽ đổi ngay cho các bạn một gia sư khác.

Quý phụ huynh sẽ an tâm hơn khi đến với Gia Sư Hoa Phượng !!!

Học sinh tiểu học có cần gia sư?


 
 Gia sư là dần dần đã trở thành một nghề của xã hội. Không chỉ ở các nước phát triển mà ở những nước đang phát triển, giáo dục vẫn luôn được toàn xã hội quan tâm. Hiện nay do giáo dục phát triển mạnh mẽ, những cải cách chóng mặt, khiến phụ huynh không khỏi hoang mang, lo lắng về tình hình học tập của con.

Việc thuê gia sư trong thời hiện đại là việc cần thiết.  Hiện nay không chỉ các em học sinh cấp 2 và cấp 3 cần gia sư, mà gia sư dạy tiểu học hiện đang rất phổ biến. Vậy gia sư tiểu học sẽ giúp các em những gì trong việc học tập?



 Luyện chữ đẹp
 Rèn nề nếp học tập, tư thế ngồi, cách cầm bút..
 Luyện tư duy logic, giải toán đố nhanh đối với  học sinh lớp 4, lớp 5   

Giúp trẻ làm quen với con số, mặt chữ… với trẻ mẫu giáo và mới vào lớp 1   
Giúp trẻ soạn sách vở, sắp xếp thời gian biểu hợp lý 
 Cách chọn gia sư giỏi:

Học sinh lớp tiểu học giống như búp non trên cành, mọi yếu tố xung quanh có  ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển tư duy và hình thành tính cách của học sinh.
Trong các yếu tố đó thì gia sư có một vai trò rất lớn. Do đó việc lựa chọn gia sư cho con trong giai đoạn này hết sức cẩn thận.

Cần lưu ý để tránh có những nhận định sai lầm:. Gia sư dạy cho học sinh lớp mầm hoặc tiểu học dễ hơn là học sinh ở những lớp lớn hơn. Thực tế thì tìm gia sư dạy tiểu học khó hơn rất nhiều so với các lớp ở trên.

Gia sư dạy tiểu học không chỉ dạy mà còn là dỗ, là khuyến khích và chơi cùng học sinh. Việc này đòi hỏi gia sư kinh nghiệm  có kĩ năng sư phạm tốt, yeu trẻ, hiểu biết sâu sắc tâm lý của lứa tuổi này. Do vậy gia sư tiểu học cần đảm bảo những yếu tố sau:

Ngoại hình thân thiện, ưu nhìn..
Giọng nói rõ ràng, không nói ngọng, nói giọng địa phương...
Tính cách vui vẻ, hoạt bát, thông minh..
Có kinh nghiệm dạy chương trình tiểu học ( Vì cách giải toán, tiếng việt.. của tiểu học sẽ khác rất nhiều so với ở cấp 2, cấp 3)
 Để tuyển được một gia sư dạy tiểu học không phải là một việc đơn giản, quý phụ huynh hãy để trung tâm gia sư hoa phượng lựa chọn cho con em mình một gia sư dạy tiểu học ưng ý nhất.
Mọi thông tin cụ thể, quý phụ huynh vui lòng liên hệ:
Trung tâm gia sư Hoa Phượng
ĐC: 129 Trần Văn Lan, Cát Bi, Hải An, Hải Phòng.
ĐT: 0313 50 20 50            Hottline: 0903 276 602

Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2013

Đề thi thử đại học lần 3 năm 2013

Đề thi thử đại học môn Hoá lần 3 THPT Khai Minh 2013

Mẫu đề thi thử đại học môn Hoá lần 3 THPT 2013
 Cho 8 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí H2(đktc). Nếu cho 8 gam hỗn hợp trên tác dụng với 0,14 lít dung dịch CuSO4 xM thu được rắn Y và dung dịch Z. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Z, kết tủa rồi nung đến khối lượng không đổi thu được 7,2 gam rắn E. Tính x

Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013

Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp môn sinh năm 2013


Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT 2013 môn Sinh học
Bắt đầu từ (31-3), để giúp thí sinh ôn tập tốt chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới, Trung tâm Gia Sư Hoa Phượng sẽ lần lượt đăng hướng dẫn ôn thi các môn. Mời bạn đọc đón xem. 

I) Cách học bài: Không nên học thuộc lòng mà nên học hiểu những nội dung chính của từng bài/chương từ 1-2 lần, sau đó xếp sách lại và lấy quyển tập trắng để ghi lại dàn ý chính của bài đó (nếu quên thì lật sách ra xem lại).

- Sau đó các em tự trả lời những câu hỏi ở sách giáo khoa và sách bài tập. Nếu câu nào không trả lời được hoặc không tự tin thì hãy xem lại nội dung của bài đó kỹ hơn 1 lần nữa; nếu cần có thể trao đổi với các bạn hoặc thầy cô để hiểu kỹ hơn (với những câu có sự góp ý của thầy cô và bạn bè thì nên ghi lại).

- Học lần lượt từng bài trong chương như vậy cho đến khi hết 1 chương thì tổng kết chương đó bằng dàn bài tổng quát của chương và hãy tìm ra mối liên hệ của các bài qua những đặc điểm: khái niệm, nguyên nhân, cơ chế, vai trò, chức năng…

Ví dụ: chương quy luật di truyền

+ Khi học bài quy luật của Men-đen thì các em phải hiểu thế nào là mỗi gen quy định 1 tính trạng, nằm trên 1 NST khác nhau và sự di truyền của tính trạng đó như thế nào. Hiểu bảng công thức tổng quát của sách để làm bài tập.

+ Đến bài quy luật Liên kết gen và hoán vị gen thì phải hiểu thế nào là liên kết gen? Thế nào là liên kết gen hoàn toàn, thế nào là liên kết gen không hoàn toàn (hoán vị gen)? Liên kết gen hoàn toàn và hoán vị gen khác nhau như thế nào? Sự khác nhau này đã dẫn đến kết quả gì? Hoán vị gen và liên kết gen hoàn toàn có ý nghĩa như thế nào đối với di truyền, tiến hóa và chọn giống? Các em phải chú ý đến trường hợp hoán vị gen vì nó có sự xuất hiện tỉ lệ của giao tử liên kết, giao tử hoán vị và tần số hoán vị gen (cần phải hiểu thật kỹ chỗ này vì nếu không các em sẽ rất khó khăn khi làm bài tập dạng này).

+ Đến bài Tương tác gen, phải hiểu thế nào là nhiều gen quy định 1 tính trạng? Kết quả của những kiểu tương tác đã cho ra những tỉ lệ kiểu hình nào? So sánh các kiểu tương tác đó để thấy được đặc điểm của từng kiểu tương tác và vai trò của các gen không alen? Ngoài ra cũng cần phải hiểu thế nào là gen đa hiệu?

+ Đến bài Di truyền liên kết với giới tính thì phải hiểu đặc điểm và chức năng của cặp NST giới tính? Cơ chế di truyền của gen trên NST giới tính (chú ý trường hợp gen trên NST giới tính X không có alen trên Y)? Hiểu thế nào là lai thuận nghịch và kết quả của lai thuận nghịch đối với gen trên NST X khác như thế nào đối với gen trên NST thường.

+ Đến bài Di truyền ngoài nhân thì phải giải thích được tại sao kết quả lai thuận nghịch khác nhau nhưng gen không nằm trên NST giới tính? Phải hiểu được những đặc điểm di truyền do gen ngoài nhân quy định.

+ Đến bài Ảnh hưởng của ngoại cảnh lên kiểu gen và kiểu hình thì các em phải hiểu được mềm dẻo kiểu hình (thường biến) là gì? Đặc điểm của thường biến? Phải hiểu thế nào là mức phản ứng và đặc điểm của nó? Mối quan hệ giữa kiểu gen-kiểu hình-môi trường trong sản xuất và chăn nuôi.

+ Sau khi đã học hết các bài trong chương, hãy tóm tắt lại những ý chính cần nhớ và tìm những điểm giống nhau, khác nhau của từng quy luật để rút ra kết luận. Sau đó hãy trả lời các câu hỏi cũng như làm các bài tập của chương, chỗ nào khó không hiểu thì đánh dấu để trao đổi lại với bạn bè hoặc thầy cô.

- Sau khi đã học hết lý thuyết trong sách giáo khoa, cần ôn lại thì có thể nhìn vào cuốn tập đã ghi chép dàn ý lúc đầu để nhớ lại 1 cách tổng quát của từng bài hoặc từng chương.

II) Cách làm bài trắc nghiệm

- Nên làm từ trên xuống dưới theo nguyên tắc câu hỏi dễ làm trước, riêng câu bài tập nếu thấy dễ thì các em cần phải cẩn thận kẻo bị đánh lừa.

Ví dụ 1 đề thi đã cho câu như thế này: Có 3 tế bào sinh tinh của 1 cá thể có KG AaBbddEe tiến hành giảm phân bình thường hình thành tinh trùng. Số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là:

A) 8   B) 6   C) 12   D) 4

Đây là 1 câu bài tập không khó nhưng nếu em nào không chú ý đến chữ “có 3 tế bào sinh tinh” và không hiểu rõ về cơ chế giảm phân của 1 tế bào sinh tinh thì sẽ chọn ngay đáp án là 8 (đáp án đúng phải là 6).

Ví dụ 1 câu khác: Có 8 phân tử ADN tự nhân đôi 1 số lần bằng nhau đã tổng hợp được 112 mạch polynuclêotit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN là:

A) 4    B) 6    C) 5    D) 3

Ở câu này rất nhiều em sẽ chọn đáp án là 4, đây là đáp án sai vì các em không để ý đến chữ “tổng hợp được 112 mạch polynuclêotit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào”. Câu này rất dễ nhưng vì các em không hiểu rõ cơ chế nhân đôi của ADN và quá vội vàng nên đã chọn sai đáp án (đáp án đúng là 3).

- Sau khi đã làm hết câu dễ thì làm đến câu khó và cũng làm theo thứ tự từ trên xuống. Đối với những câu mà các em cho là khó thì khi đọc qua nên gạch dưới những từ mà các em không hiểu và sau đó tập trung suy nghĩ (nhưng lưu ý không được suy nghĩ quá 1 phút). Nếu đến 1 phút mà vẫn chưa nghĩ ra thì nên bỏ qua câu đó để làm câu khác, khi nào còn thời gian sẽ quay lại câu đó.

- Nếu gần hết giờ mà vẫn chưa nghĩ ra đáp án của những câu khó thì các em nên chọn những đáp án có tính chất may rủi, tránh bỏ trống đáp án.

III) Những điều cần lưu ý

1) Về lý thuyết:

 + Phải học hiểu những bài trong sách giáo khoa do Bộ Giáo dục-đào tạo ban hành

 + Cần phải xem qua từng bài của cả 2 quyển sách nâng cao và cơ bản vì nó có thể bổ sung kiến thức giúp các em hiểu rõ bài hơn

 + Không được bỏ qua những bài đọc thêm trong sách giáo khoa

 + Nếu có thời gian thì đọc thêm tài liệu qua các sách tham khảo hoặc qua Internet

 + Không học dồn mà hãy phân chia thời gian học sao cho hợp lý

 + Cần tham khảo qua cấu trúc đề thi của bộ để có thể biết được phần nào quan trọng mà có sự phân bố trong cách học cho hợp lý

2) Về bài tập:

 + Rèn luyện kỹ năng tính toán bằng máy tính cho thật nhanh

 + Không nên học thuộc công thức và cách giải bài mẫu mà phải hiểu bài đó tại sao phải làm như vậy thì mới ra được kết quả

 + Cần rèn luyện nhiều các dạng toán quy luật di truyền, vì phần này chắc chắn sẽ có trong đề thi và đa số các em đều cho là khó

+ Cần phải rèn luyện thêm các dạng toán tính xác suất, dạng toán có tổ hợp chết hoặc giao tử không thụ tinh

 + Những dạng toán đề thi cho thường không khó và rất cơ bản (nhưng có gài câu chữ) nên không cần phải tìm những dạng toán lạ và quá khó sẽ làm các em bối rối và lo lắng

 + Nên tham khảo đề thi của những năm trước và làm thử, nó sẽ tạo cho các em sự tự tin và biết được những hạn chế của mình để khắc phục.

Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp môn Hoá 2013



Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là hàng vạn thí sinh cả nước bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013. Hóa học là một môn học tương đối khó cho thí sinh, với hình thức thi trắc nghiệm việc làm bài hợp lý là một phương pháp quan trọng.


Để giúp học sinh nắm một cách cơ bản nhất kiến thức môn Hóa học, giáo viên cần có giáo án hợp lý (phù hợp với đối tượng học sinh, cô đọng kiến thức, không dàn trải, có các ví dụ tương tự để HS áp dụng làm quen và phát triển...), quản lý giờ dạy nghiêm túc (yêu cầu HS làm bài, không ỷ lại, tự giác làm các bài tập về nhà...), sử dụng phương tiện dạy học để gây hứng thú với học sinh (máy chiếu, thí nghiệm...)

Khi ôn tập kiến thức Hóa học, điều tối quan trọng là học sinh phải hệ thống, xâu chuỗi được nội dung mình đang ôn tập với các phần kiến thức có liên quan khác.


Để làm tốt bài thi thí sinh cần phải phân bố thời gian hợp lý (Ảnh minh họa)
Thầy giáo Trương Minh Lương (ĐH Sư phạm Hà Nội) đưa ra một số ý kiến tư vấn làm bài thi môn Hóa học cho các thí sinh như sau:

Chú ý, phân bố thời gian hợp lý cho các câu hỏi (làm nhanh câu hỏi lý thuyết dễ để dành thời gian cho các câu hỏi khó). Lựa chọn những câu dễ đối với thí sinh làm trước và dành thời gian cho các câu hỏi khó hoặc tính Toán phức tạp

Về kinh nghiệm để đạt điểm cao môn Hóa học, thầy giáo Trương Minh Lương cho rằng: “Cần nắm vững kiến thức của môn Hóa, vận dụng linh hoạt các kiến thức và kỹ năng vào các câu hỏi cụ thể. Vận dụng linh hoạt kiến thức về tính chất Hóa học, cấu trúc, phương trình Hóa học, thứ tự các chất tham gia phản ứng trong một thí nghiệm ... để đánh giá phán đoán nhanh kết quả. Cần chú ý những tính chất đặc biệt nằm ngoài quy luật chung đối với từng chất cụ thể.

Thầy Lương cũng cho biết, đối với các bài toán thì cố gắng sử dụng các phương pháp tính nhanh nếu có thể như: bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố, bảo toàn electron, đại lượng trung bình, xác định đồng đẳng dựa trên đánh giá lượng CO2 và lượng H2O, phương trình ion. v.v. để nhanh chóng tìm kết quả chính xác, tránh sa vào những biểu thức toán học phức tạp, đồng thời tiết kiệm thời gian.

Lý thuyết của Hóa học không cứng nhắc và cũng không giản đơn, không thể ôn tập bằng cách “đọc chay” hay “học vẹt” mà phải bằng cách luyện tập, thường xuyên ghi chép, viết ra vở thì mới hiểu và nhớ lâu được.

Với đặc trưng là môn thi trắc nghiệm, nội dung ôn thi rộng, để bài thi đạt điểm cao, HS phải có kiến thức vững vàng; làm nhiều đề thi để có kỹ năng, kỹ xảo tính toán. HS cũng cần phải kết hợp tốt việc tính toán cụ thể (định lượng) để đưa ra kết quả với việc dự đoán (định tính) kết quả, giúp cho việc đưa ra đáp án chính xác và nhanh chóng.

Khi giải một bài tập trắc nghiệm, nhất thiết phải bám sát và đối chiếu liên tục với 4 đáp án mà đề bài đưa ra, để từ đó có những nhận định đúng đắn và phù hợp…

Phương pháp ôn thi tốt nghiệp môn văn 2013


Kỳ thi tốt nghiệp và đại học sắp tới, muốn làm bài thi môn văn được tốt, ngoài việc nắm vững kíến thức, các em cần phải biết kỹ năng làm bài, phân tích tác phẩm theo thể loại. Muốn làm tốt điều đó, hãy lưu ý những điều sau đây.



* Phần mở bài bao giờ cũng phải giới thiệu chung về tác giả, nội dung sáng tác, phong cách nghệ thuật, xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, chủ đề tác phẩm. Nếu có phần mở bài riêng thì phần này sẽ được đẩy xuống phần đầu tiên của thân bài.

(Ví dụ: giới thiệu về bài thơ Sóng: Xuân Quỳnh là một nhà thơ nữ xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Thơ của Xuân Quỳnh là tiếng nói của tâm hồn người phụ nữ đầy trắc ẩn và luôn da diết với hạnh phúc đời thường/ Bài thơ Sóng được sáng tác năm 1967 tại biển Diêm Điền, bài thơ rất tiêu biểu cho phong cách thơ của Xuân Quỳnh hồn hậu, tự nhiên, đằm thắm, chân thành/ Sóng là lời tự bạch chân thành, tha thiết và sâu sắc của trái tim người con gái đang yêu, khi yêu trạng thái tâm lý của người con gái có bao nhiêu biểu hiện thì soi vào bài thơ Sóng ta thấy có bấy nhiêu biểu hiện: từ trạng thái đối cực đến nỗi nhớ mong chờ đợi và khát vọng vươn tới một tình yêu vĩnh hằng)

* Phần thân bài chú ý phân tích theo đặc điểm thể loại.

Về văn xuôi

1. Phải làm nổi bật được đặc điểm của nhân vật trên các phương diện: ngoại hình, tính cách, tâm trạng, số phận.

(Ngoại hình của nhân vật người đàn bà và người đàn ông trong Chiếc thuyền ngoài xa, của nhân vật Chiến - những đứa con trong gia đình - ngoại hình bao giờ cũng góp phần thể hiện tính cách, số phận và thành phần xuất thân của nhân vật. Về tính cách, Tnú: dũng cảm gan dạ, kiên cường, bất khuất, yêu nước nồng nàn, căm thù giặc sâu sắc, người đàn bà: cam chịu nhẫn nhục, giàu lòng vị tha và đức hi sinh, thấu hiểu sâu sắc lẽ đời. Về tâm trạng - thường đi theo trục thời gian -  tâm trạng của nhân vật Tràng: khi ở trên phố, khi nhặt vợ, khi đưa về nhà và sau khi đưa vợ về nhà; tâm trạng của nhân vật thị: trước khi là vợ nhặt, khi là vợ nhặt, sau khi là vợ nhặt; diễn biến tâm trạng của Mỵ trong đêm tình mùa xuân và khi cứu A Phủ. Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật bao giờ cũng chú ý làm rõ tính cách số phận của nhân vật. Về số phận, kết thúc tác phẩm nhân vật có kết cục như thế nào. Sống trong bạo hành dã man của người chồng, hay một tương lai tươi sáng hé mở cho vợ chồng anh Tràng với hình ảnh đoàn người đói với lá cờ đỏ đi phá kho thóc của Nhật.

- Sau khi phân tích phải đánh giá về nhân vật: đại diện cho tầng lớp nào, thể hiện ý đồ gì của tác giả và giá trị gì của tư tưởng của tác phẩm.

Dù phân tích ở mức độ nào, một đoạn văn, một nhân vật hay một chi tiết nghệ thuật, khi phân tích xong đều phải đúc kết được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.

2. Những biểu hiện của giá trị hiện thực và nhân đạo

- Nói lên nỗi khổ đau của con người: bị bóc lột về vật chất, bị chà đạp về tinh thần, bị tước đoạt sự sống, hạnh phúc...

(Nỗi đau khổ của con người: Vợ chồng A Phủ là nỗi khổ bị bóc lột, bị đọa đày, Mỵ và A Phủ đều là nạn nhân của nhà Thống Lí: một người là con dâu gạt nợ, một người là con ở gạt nợ, bị bóc lột sức lao động đến kiệt quệ, làm việc quần quật như trâu ngựa, làm thân phận tôi đòi đến mãn kiếp không ngóc đầu lên được. Vợ nhặt là nạn đói khủng khiếp, thân phận con người bị coi như cỏ rác, đói đến mức những chuyện thiêng liêng hệ trọng của đời người trở thành chuyện giản đơn, người ta có thể nhặt vợ ở ngoài đường mang về; là sự chịu đựng đau đớn của người đàn bà trước sự tàn bạo của người chồng, đánh vợ mà như đánh kẻ thù truyền kiếp trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa)

- Tố cáo giai cấp thống trị và xã hội thối nát - nguyên nhân dẫn đến sự đau khổ bất hạnh của con người.

(Sự tàn ác dã man của cha con thống lí Pá Tra, bóc lột sức lao của người dân lao động đến kiệt cùng, coi mạng người như cỏ rác - Vợ chồng A Phủ. Vợ nhặt - tố cáo nạn bạo hành trong gia đình, sự tàn bạo của người chồng vũ phu, sự đói nghèo sau chiến tranh - Chiếc thuyền ngoài xa)

- Ngợi ca vẻ đẹp của con người: vẻ đẹp ngoại hình, vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp về tài năng, nhân cách.

(Ở A Phủ là một thân hình cao lớn có sức lao động hơn người "như một con trâu tốt trong nhà", là sự hồn nhiên trẻ  trung yêu đời "ngày tết chỉ có một cái vòng vía ở cổ vẫn đi chơi", là sự dám đánh lại con nhà quan mà không sợ bị đánh hay phạt vạ; ở Mỵ là sự tài hoa, xinh đẹp, hiếu thảo, là sự tiềm tàng sức phản kháng mãnh liệt như than hồng được ủ kín trong tro không bao giờ bị dập tắt; ở người đàn bà là sự cảm thông cho sự vất vả, cực nhọc của người chồng trong cuộc mưu sinh, là sự hi sinh hết mực, sống cho con chứ không phải cho mình; ở bà cụ Tứ là sự thương yêu cảm thông chia sẻ "người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này người ta mới lấy đến con mình và con mình mới có được vợ" - là sự an ủi động viên vun đắp lo lắng cho tương lai con.

- Thái độ cảm thông của nhà văn đối với nỗi bất hạnh của nhân vật.

(Đó là sự quan tâm, chia sẻ của Nguyễn Minh Châu với những người phụ nữ làng chài nơi vùng biển vắng, họ phải vất vả cực nhọc lam lũ trong cuộc vật lộn với sóng gió cuộc đời và sóng gió biển khơi - Chiếc thuyền ngoài xa. Với Tô Hoài đó là sự ấm ức tức tưởi như hòa cùng nỗi lòng thổn thức của nhân vật, dường như mỗi lần Mỵ rơi vào đau khổ là mỗi lần Tô Hoài cùng khóc với Mỵ, nhà văn tin vào sức sống bất diệt của con người không bao giờ bị dập tắt - Vợ chồng A Phủ)

- Đề cao khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của con người, hướng nhân vật đến một tương lai tươi sáng.

(Nhà văn nói lên nguyện vọng đau đáu thiết tha muốn được vươn lên làm người, muốn sống một cuộc sống cho ra sống, sự phản kháng lại cái xã hội áp bức bóc lột, phản kháng lại thực tại đen tối để tìm đến tự do và hạnh phúc - Vợ chồng A Phủ. Khao khát vươn lên cái thảm đạm để mà vui mà hi vọng của người dân ngụ cư, Kim Lân đã khẳng định sự bất diệt của khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của con người trong mọi hoàn cảnh - Vợ nhặt)

3. Bên cạnh giá tri nội dung tư tưởng của tác phẩm, cần phải phân tích những phương tiện nghệ thuật để biểu đạt nội dung đó:

- Tình huống truyện (tình huống éo le độc đáo trong Vợ nhặt, tình huống nhận thức và phát hiện trong Chiếc thuyền ngoài xa, tình huống lựa chọn có tính chất bi kịch trong Chữ người tử tù, tình huống dữ dội đột ngột bất ngờ trong Rừng xà nu) .

-  Cách xây dựng nhân vật: miêu tả ngoại hình, tính cách, phân tích diễn biến tâm lý (ngoại hình cao lớn, lam lũ của người đàn bà, ngoại hình dữ tợn của người đàn ông - Chiếc thuyền ngoài xa; ngoại hình khật khưỡng của Tràng trong mỗi chiều hôm chạng vạng, ngoại hình lọng khọng của bà cụ Tứ - Vợ nhặt; diễn biến tâm lý của Mỵ trong đêm tình mùa xuân và khi cứu A Phủ, diễn biến tâm lý của bà cụ Tứ khi Tràng dẫn vợ về nhà).

-  Ngôn ngữ tác phẩm: mang dấu ấn vùng miền nào, có đặc điểm gì, ngôn ngữ đó góp phần như thế nào trong việc làm nên giọng văn của tác giả (ngôn ngữ mang đậm sắc thái miền núi - Rừng xà nu; ngôn ngữ đậm sắc thái Nam bộ - Những đứa con trong gia đình; đậm sắc thái Bắc bộ - Vợ nhặt).

-  Bút pháp được sử dụng chủ yếu trong thiên truyện: sử thi, lãng mạn, miêu tả, hiện thực, trào phúng, đối lập (sử thi, lãng mạng - Rừng xà nu, Những đứa con trong gia đình - hiện thực lãng mạn -  Vợ nhặt, Vợ chồng A Phủ - hiện thực trào phúng - Hạnh phúc của một tang gia - vừa hiện thực lãng mạn lại vừa tương phản đối lập - Vợ nhặt).

- Giọng kể: theo ngôi thứ mấy - thứ nhất hay thứ ba - lạnh lùng hay cảm xúc khách quan hay theo cảm xúc chủ quan,  theo trình tự thời gian hay là đảo ngược - quá khứ, hiện tại , quá  khứ gần quá khứ xa - mỗi ngôi kể sẽ có  một tác dụng riêng tạo nên sự sinh động của câu chuyện  ("Chiếc thuyền ngoài xa " kể theo ngôi thứ ba , nhưng cũng có những lúc tác giả để cho nhân vật kể chuyện mình theo ngôi thứ nhất; "Vợ nhặt", "Vợ chồng A Phủ"  theo ngôi thứ ba , "Rừng xà nu " ngôi kể là một nhân vật trong truyện - cụ Mết ).

* Về thơ

Chú ý khai thác những yếu tố nghệ thuật thường được sử dụng trong thơ:

1. Thể loại thơ ( "Sóng" thể thơ năm chữ ngắt nhịp đa dạng có tác dụng diễn tả một cách sâu sắc sự chuyển hóa đa dạng, phong phú của những con sóng, " Đất nước" thể thơ tự do không bị gò bó về mặt câu chữ tuôn theo mạch cảm xúc, "Đàn ghi ta" thể thơ tự do những câu thơ dài ngắn khác nhau chữ cái đầu dòng không viết hoa sự đổi mới cách tân về nghệ thuật của Thanh Thảo, "Việt Bắc" thể thơ lục bát đậm tính dân tộc, phù hợp với giọng điệu trữ tình thương mến góp phần gợi lên sự da diết trong buổi chia ly. "Đất nước" thể thơ tự do không bị gò bó về câu chữ vần điệu thể hiện sự phóng túng trong cảm xúc).

2 . Các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, điệp ngữ, câu hỏi tu từ, phép đối, từ láy, từ trường nghĩa...

3. Ngắt nhịp, phối thanh, gieo vần, hình ảnh

(Dốc lên/khúc khuỷu /dốc/ thăm thẳm

Nhịp thơ từ 3/4 gãy thành 2//2/1/2,  câu thơ có tới 5/7 thanh trắc, hai cặp từ láy có tác dụng diễn tả: những cái dốc như dựng đứng trước mặt, lên đến tận trời cao, hơi thở nặng nhọc dồn dập của người leo núi, những con đường khúc khuỷu cheo leo...)

4.  Hình tượng thơ (Hình tượng sóng, hình tượng đàn ghita của Lorca, hình tượng Lorca, hình tượng người chiến sĩ Tây Tiến, hình tượng đất nước...)

5. Sau khi phân tích xong phải chú ý nêu lên cảm xúc, cái tôi trữ tình của nhà thơ qua bài thơ, đoạn thơ (Sự  ngưỡng mộ tài năng và thương tiếc cho số phận nghiệt ngã của Lorca - Đàn ghita của Lorca - cái tôi mãnh liệt sôi nổi nhưng cũng rất giàu nữ tính của tâm hồn của người phụ nữ hồn hậu và khao khát hạnh  phúc - "Sóng" của Xuân Quỳnh)

* Các bước làm một bài văn nghị luận xã hội

1. Về tư tưởng đạo lý :

-    Giới thiệu vấn đề

-    Giải thích khái niệm

-    Bàn luận: lý do - biểu hiện - ý nghĩa

-   Thái độ đối lập

-   Nâng cao đánh giá

-  Bài học nhận thức và hành động

2.  Về một hiện tượng xã hội

-   Giới thiệu vấn đề

-    Giải thích khái niệm

-   Phân tích  thực trạng - hậu quả

-   Tìm nguyên nhân

-   Biện pháp khắc phục

-  Bài học nhận thức và hành động cho bản thân

+ Khi làm bài các em có thể thay đổi thứ tự các bước, nhưng không nên bỏ bất cứ bước nào.

3. Về dẫn chứng

- Trong bài văn nghị luận dẫn chứng rất quan trọng, dẫn chứng hay, xác đáng cũng giống như nụ cười làm sáng bừng khuôn mặt. Dẫn chứng phải tiêu biểu, cụ thể, chính xác, toàn diện, vừa đủ. Trong bài văn nghị luận xã hội nên hạn chế lấy dẫn chứng trong tác phẩm văn học.

- Dẫn chứng cần có độ khái quát chỉ chắt lọc những điều cơ bản nhất, tránh tình trạng sa vào kể lại dẫn chứng.

Một yếu tố khác cũng quan trọng là chữ viết phải rõ ràng, cẩn thận sẽ giúp người đọc có thiện cảm hơn với bài viết của mình.        

Chúc các em học sinh làm bài thi môn văn thật tốt và đạt kết quả như mong đợi .

Mẹo hay để vượt ải môn địa lý trong kỳ thi tốt nghiệp


Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2013 được tổ chức vào các ngày Chủ Nhật, Thứ Hai và Thứ Ba 02, 03 và 04 tháng 6 năm 2013 với 6 môn thi bắt buộc , trong đó một lần nữa Địa Lý lại nằm trong danh sách thi tốt nghiệp.

Bạn cần chú ý gì để "vượt ải" Địa Lý một cách ngon lành?

1/ Cần chú ý các dạng đề thi khác nhau vì mỗi dạng đề có cách huy động kiến thức riêng.

Dạng đề trình bày: Nhằm kiểm tra sự ghi nhớ kiến thức của thí sinh. Ví dụ: nêu biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần địa hình, sông ngòi của nước ta; trình bày các phương hướng giải quyết việc làm nhằm sử dụng hợp lý nguồn lao động ở nước ta; trình bày đặc điểm đô thị hóa ở nước ta…

Dạng đề phân tích - chứng minh: Thí sinh không chỉ nhớ kiến thức mà còn phải biết vận dụng để lý luận, phân tích, chứng minh một vấn đề.

Ví dụ: Phân tích các thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta; phân tích những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa ở nước ta đối với phát triển kinh tế - xã hội; phân tích các nguồn lực ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở đồng bằng sông Hồng. Chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp của nước ta có sự phân hóa theo lãnh thổ; chứng minh rằng hoạt động xuất, nhập khẩu của nước ta đang có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây…


Dạng đề so sánh: Thí sinh cần tổng hợp kiến thức để phân biệt sự giống và khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng địa lý. Ví dụ: so sánh sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên; so sánh các thế mạnh và thực trạng phát triển kinh tế của 3 vùng kinh tế trọng điểm nước ta.

Dạng đề giải thích: Thí sinh không chỉ thuộc bài mà còn phải biết vận dụng kiến thức để giải thích. Ví dụ: Tại sao ở nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lý? Tại sao nói việc đảm bảo an toàn lương thực là cơ sở để đa dạng hóa nông nghiệp? Tại sao nói việc phát triển cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp góp phần phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ?... Bên cạnh đó, học sinh cần chú ý đến các kỹ năng khi ôn tập môn Địa lý.

Vẽ biểu đồ: Các dạng biểu đồ thường gặp là biểu đồ cột, biểu đồ đường hay đồ thị, biểu đồ tròn, biểu đồ miền, biểu đồ kết hợp (cột và đường). Cần chú ý từ các kỹ năng đơn giản nhất như phân chia tỷ lệ, chọn độ dài các trục và thể hiện trị số, đơn vị trên đó, vị trí và thứ tự cách vẽ thành phần trong biểu đồ cơ cấu, sử dụng các ký hiệu để thể hiện nội dung khác nhau, ghi chú giải và tên biểu đồ.

Phân tích bảng số liệu: Kỹ năng tính toán, phân tích bảng số liệu, tìm ra quy luật, mối liên hệ giữa các số liệu, rút ra nhận xét hoặc giải thích. Về tính toán: Chuyển đổi số liệu tuyệt đối sang tương đối (%); tạo đại lượng mới như từ dân số (người) và diện tích (km2) và để tính mật độ dân số (người/km2); từ sản lượng (tấn) và diện tích (ha) để tính năng suất (tấn/ha; tạ/ha)...

Về nhận xét: Phải nêu được bản chất của vấn đề. Chú ý đến sự tăng hoặc giảm mang tính chu kỳ hay có tính đột biến để giải thích. Chú ý dãy số theo cả hàng dọc và cả hàng ngang để nêu được sự phát triển của đại lượng qua thời gian và cả cơ cấu thành phần của chúng…

Về giải thích: Cần biết vận dụng kiến thức đã học để giải thích hiện tượng địa lý, biết chọn lựa kiến thức để giải thích đúng với yêu cầu, tránh trình bày lan man. Sử dụng Atlat: Nếu biết sử dụng Atlat thì việc học Địa lý sẽ “nhàn” hơn rất nhiều vì không phải ghi nhớ nhiều địa danh và số liệu. Học sinh cần biết đọc và mô tả được các đặc điểm của hiện tượng địa lý trên bản đồ. Phải nghiên cứu để hiểu nội dung Atlat, nắm chắc ký hiệu, ước hiệu bản đồ (chủ yếu ở trang “ký hiệu chung” và một số ở các trang chuyên đề); xác định được phạm vi các lãnh thổ.

Mẹo học tốt - Cần nắm vững các kiến thức căn bản.

Thầy Trần Văn Quang (Tổ trưởng tổ Địa lý trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM) bật mí tặng bạn những chú ý để làm bài Đại lý thật tốt

Các số liệu dẫn chứng chỉ cần nhớ những năm cuối, các yếu tố đúng nhất. Ví dụ: Nhà máy thủy điện Hòa Bình trên sông Đà có công suất lớn nhất nước hiện nay là 1.920 MW. Nhà máy Sơn La đang xây sẽ lớn nhất khi xây xong là 2.400 MW.

- Để thi tốt nghiệp THPT chỉ tập trung kỹ năng vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu, nhận xét..., không yêu cầu vẽ lược đồ VN như kỳ thi ĐH, CĐ.

- Lập bảng ghi nhớ, so sánh vừa bằng một trang giấy học trò để bỏ túi và có thể ôn mọi lúc mọi nơi.

- Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ dựa trên các bài tập và các bảng số liệu trong sách giáo khoa. Vẽ trên giấy thi càng tốt, vì giấy thi không có đường dọc (thẳng đứng) mà chỉ có đường ngang.

Các em vẽ nhiều lần sẽ vẽ nhanh và chia đúng tỷ lệ.

Kinh nghiệm ôn thi tốt nghiệp môn tiếng anh


Dưới đây là một số chia sẻ của các thầy cô giáo dành cho các sĩ tử chuẩn bị bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013:
Cô Trần Thụy Thùy Trinh - giáo viên môn Anh văn Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM - chia sẻ những bí quyết để học và ôn thi môn tiếng Anh hiệu quả.

Liệt kê các nội dung cần ôn tập và lập kế hoạch theo tuần. Tham khảo phần "book map" sách giáo khoa để liệt kê đầy đủ các nội dung chương trình. Tham khảo các tài liệu hướng dẫn ôn thi của Bộ Giáo dục - đào tạo.


• Làm một số đề thi các năm trước để phần nào tìm ra các phần mình cần luyện tập. Có thể sử dụng một số tài liệu ngữ pháp, từ vựng có bài kiểm tra xác định lỗ hổng kiến thức cần ôn tập kỹ hơn.
• Lập kế hoạch ôn tập. Việc ôn tập cần được thực hiện đều đặn mỗi ngày. Mỗi ngày học một số lượng cấu trúc và từ vựng vừa phải sẽ hiệu quả hơn so với việc học nhồi nhét.
• Khi học từ vựng, cần lưu ý cách phát âm, dấu nhấn và cách dùng từ. Học từ vựng theo chủ đề bài học, tạo những nhóm từ để dễ nhớ và nhớ lâu, ghi nhớ những cách dùng giới từ tương tự nhau.
• Bám sát kế hoạch đưa ra, đều đặn ôn tập lại.
• Có thể tìm bạn đồng hành cùng trình độ, chia sẻ những khó khăn, khảo từ vựng cho nhau.
• Nắm vững cấu trúc đề thi, luyện tập thuần thục cách làm bài cho từng loại câu hỏi.
• Đọc thêm các đoạn văn có chủ đề trong chương trình học nhằm luyện tập kỹ năng đọc, ôn luyện từ vựng.
• Làm nhiều dạng bài trắc nghiệm, lưu giữ bài tập để xem lại.
Cách làm bài thi hiệu quả
• Điền cẩn thận và chính xác các thông tin số báo danh, mã đề.
• Phân bố thời gian hợp lý. Dành khoảng 5-10 phút cuối để kiểm tra bài, không bỏ sót câu nào.
• Dùng bút chì mềm, chuẩn bị đầy đủ gôm, bút chì dự phòng. Tránh gọt bút chì quá nhọn sẽ mất thời gian khi tô câu trả lời.
• Đọc kỹ đề bài, không vội vàng chọn đáp án trước khi đọc kỹ các lựa chọn.
• Lưu ý đọc kỹ hướng dẫn cho từng phần. Cẩn thận đánh dấu các yêu cầu có từ EXCEPT hay NOT hay OPPOSITE.
• Đối với bài đọc, đọc lướt qua nội dung để nắm ý chính. Sau đó, đọc câu hỏi và tìm kỹ thông tin trong bài. Không dịch bài đọc.
• Lưu ý các quy tắc dấu nhấn, cách phát âm âm cuối.
• Phối hợp cách dùng từ, các cấu trúc ngữ pháp để chọn đáp án chính xác.

Không khó để đạt điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT


Bí quyết ôn thi 6 môn tốt nghiệp THPT
Theo kinh nghiệm của các thầy cô giáo, để có kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp không khó, chỉ cần học sinh (HS) có kiến thức cơ bản cộng với tâm lý vững vàng sẽ dễ dàng vượt qua kỳ thi tốt nghiệp.
Phân loại  HS để ôn tập có hiệu quả



Hiệu trưởng Trường THPT A Túc (Hướng Hóa, Quảng Trị) Phạm Xuân Thảo cho biết: Năm học 2012 - 2013, trường có 80 HS lớp 12. Do HS chủ yếu là người Vân Kiều, Pa Cô nên kiến thức cơ bản lẫn tâm lý thi cử không thể bằng HS vùng có điều kiện thuận lợi. Với đặc điểm trên, cứ vào đầu năm học, nhà trường tiến hành phân loại HS và giao cho giáo viên (GV) bộ môn phụ trách và chịu trách nhiệm phụ đạo cho các em. Năm nay, mặc dù Bộ chưa công bố các môn thi tốt nghiệp nhưng ngay từ tháng 1, Ban giám hiệu (BGH) đã giao cho GV 8 môn (Toán, Văn, Lý, Hóa, Sử, Sinh, Địa và ngoại ngữ) chủ động lên lịch dạy thêm cho HS vào các buổi HS được nghỉ học với thời lượng 1-2 tiết/tuần. Việc dạy phụ đạo cho HS được tiến hành từ tháng 1 cho đến  khi có thông báo về các môn thi chính thức. Lúc này, toàn bộ lực lượng sẽ tập trung vào việc ôn tập cho các em, với thời lượng 3-4 tiết/tuần.

Cũng theo thầy Thảo, HS dân tộc ở vùng 135 nên nhà trường luôn xác định “sức yếu không ra biển lớn”. Vì vậy, trong quá trình ôn tập, các thầy cô chủ yếu rèn kỹ năng làm bài, tiếp cận và xử lý kiến thức cơ bản trong chương trình phổ thông bằng việc ra đề bài tương đương như đề thi mọi năm.

Bên cạnh việc dạy kiến thức, nhà trường cũng chú trọng đến việc chuẩn bị tâm lý cho HS. “HS vùng khó thấy người lạ cũng bỡ ngỡ, có em vào phòng thi run không viết được. Để khắc phục tình trạng trên, ngay từ đầu năm học, nhà trường đã lên kế hoạch rèn luyện cho HS, đặc biệt là HS lớp 12 thông qua các hoạt động Đoàn, sinh hoạt tập thể, yêu cầu các em xử lý tình huống…”, thầy Thảo chia sẻ. Với những kinh nghiệm trên, tỷ lệ HS tốt nghiệp của nhà trường năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2011-2012, gần 97% HS của trường đỗ tốt nghiệp. Năm nay, nhà trường cũng đặt ra mục tiêu trên 97%  HS lớp 12 tốt nghiệp THPT.



Học sinh có kiến thức cơ bản cộng với tâm lý vững vàng là cố thể vượt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT

Là GV dạy môn tiếng Anh đồng thời kiêm công tác chủ nhiệm lớp nhiều năm, kinh nghiệm của cô giáo Nguyễn Thị Hằng (Trường THPT Hoài Đức A, Hoài Đức, Hà Nội) trong việc ôn thi tốt nghiệp cho HS là rèn tâm lý, ôn lại kiến thức cho HS. Theo cô Hằng, môn tiếng Anh khác với môn xã hội, không thể học trong “một sớm một chiều” mà là cả quá trình tích lũy. Do vậy, ngay từ năm lớp 10, cô đã truyền kinh nghiệm này cho HS. Bên  cạnh đó, từ tháng 2, cô bắt đầu tổng hợp kiến thức đã học, ra đề khó hơn cho HS… thử sức. “Cách rèn tâm lý cho HS tốt nhất là ra đề thi tương đương đề mọi năm, trông thật chặt vừa để biết lực học của mỗi em, vừa cho các em làm quen với áp lực thi cử”, cô Hằng chia sẻ.

Hướng nghiệp cho HS: Phải biết liệu cơm gắp mắm

Tại Trường THPT A Túc với đặc thù vùng 135, bản thân GV giảng dạy tại trường đều từ vùng khác đến nên việc hướng nghiệp cho HS được BGH gắn với tình hình thực tế tại địa phương. Hiệu trưởng Phạm Xuân Thảo cho biết: Định hướng phát triển của địa phương là trồng cây nông nghiệp lẫn công nghiệp (sắn và cao su) nên tùy vào sức học của mỗi em, nhà trường có định hướng riêng. Những em có học lực khá, nhà trường tổ chức bồi dưỡng để các em có thể lựa chọn ngành y tế công cộng, GV mầm non hoặc GV tiểu học. Những em có học lực trung bình, yếu thì được giới thiệu đi học nghề hoặc làm công nhân trong nhà máy chế biến sắn…

Quan điểm của cô Hằng trong việc tư vấn cho HS lựa chọn ngành nghề là dựa và lực học, tính cách và sở thích của mỗi HS. “Ngay từ đầu năm lớp 12, tôi đã lên danh sách HS thi khối gì, sau đó đề nghị GV bộ môn tổ chức kiểm tra để đánh giá chất lượng mỗi em. Sau 2 tháng nếu thấy kết quả học tập không cải thiện thì cô và trò sẽ lên kế hoạch học và ôn tập tiếp cho các em. Đến tháng 3, từ điểm thi các em đạt được qua kỳ thi thử ở các trung tâm, cô trò lại cùng nhau lên lịch học cho 3 tháng còn lại để bổ sung phần kiến thức còn yếu”, cô Hằng chia sẻ.

Là GV luôn nhận được sự tin tưởng của phụ huynh trong việc tư vấn ngành nghề, trường học cho HS, kinh nghiệm của cô Hằng là dựa vào điểm đầu vào của những kỳ thi trước để HS lượng sức mình. “Tôi luôn nhắc nhở các em ĐH không phải là con đường duy nhất để trưởng thành, để có nghề nghiệp. Vì thế, có những HS tôi khuyên nên thi vào trường CĐ, trung cấp nhưng cũng có HS nên mạnh dạn đăng ký vào các trường danh tiếng. Rất may, HS trong lớp tôi chủ nhiệm đều chọn đúng trường, đúng nghề mình yêu thích”, cô Hằng cho biết.

Cũng theo cô Hằng, HS lớp 12 vốn đã phải chịu nhiều áp lực, từ khi tốt nghiệp rồi thi vào trường CĐ, ĐH nên với phụ huynh, tôi luôn nhắc một câu “Đừng tạo thêm áp lực cho con trẻ nữa”. Cha mẹ là người định hướng nghề nghiệp nhưng hãy để trẻ quyết định và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Trong thời điểm được coi là “nhạy cảm” này, phụ huynh hãy quan tâm hơn đến sức khỏe của con em thông qua bữa ăn, nhắc nhở các em học tập - nghỉ ngơi hợp lý…